Ngày 20/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi giới chức y tế toàn cầu thực hiện biện pháp khẩn cấp phòng chống hiểm họa vi khuẩn kháng thuốc (AMR).
Trong tuyên bố phát đi toàn thế giới, WHO nhấn mạnh mạng lưới y tế toàn cầu, bao gồm bệnh nhân, bệnh viện, chính phủ, phòng thí nghiệm, công ty dược phẩm và bác sĩ thú y, đều được cảnh báo về vấn đề vi khuẩn kháng thuốc và cần phải đưa ra hành động thích hợp.
WHO lưu ý sự kiện các nhà khoa học Anh mới đây thông báo đã phát hiện một loại gen mới có tên NDM-1 trong cơ thể những bệnh nhân đến từ khu vực Nam Á và tiếp tục lây lan ở Anh.
NDM-1 khiến cho vi khuẩn có khả năng kháng rất mạnh đối với hầu hết các loại kháng sinh hiện có, bao gồm cả kháng sinh mạnh nhất là carbapenem.
WHO nhấn mạnh nhìn chung vi khuẩn kháng đa thuốc đang tạo ra một vấn đề y tế cộng đồng "ngày càng lớn và có quy mô toàn cầu," vì vậy việc đề ra những biện pháp kiểm soát sự lây nhiễm của những loại vi khuẩn kháng thuốc cũng như thận trọng trong việc sử dụng kháng sinh là cần thiết.
Ngoài các biện pháp kiểm soát lây nhiễm tại các bệnh viện, siết chặt các chính sách về sử dụng thận trọng thuốc kháng sinh, WHO cũng yêu cầu các nước nghiên cứu sâu hơn về quy mô và các hình thức lan truyền của các loại vi khuẩn này để tìm ra các biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất.
WHO cho rằng các biện pháp phòng ngừa của các nước cần tập trung vào bốn lĩnh vực chủ yếu, gồm giám sát và phát hiện sớm loại vi khuẩn kháng thuốc, sử dụng thuốc kháng sinh hợp tiêu chuẩn, tăng cường thực thi luật để hạn chế việc bán thuốc kháng sinh không theo đơn, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát, đặc biệt là vô trùng trong các cơ sở y tế.
Nhiều nước đã ban hành và thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa này, nhờ đó có thể làm giảm sự lan truyền của các loại vi khuẩn kháng thuốc.
WHO sẽ hỗ trợ các nước phát triển các chính sách phù hợp và phối hợp các nỗ lực quốc tế để chống các loại vi khuẩn này. Đây cũng là chủ đề của Ngày Sức khỏe thế giới năm 2011./.
Trong tuyên bố phát đi toàn thế giới, WHO nhấn mạnh mạng lưới y tế toàn cầu, bao gồm bệnh nhân, bệnh viện, chính phủ, phòng thí nghiệm, công ty dược phẩm và bác sĩ thú y, đều được cảnh báo về vấn đề vi khuẩn kháng thuốc và cần phải đưa ra hành động thích hợp.
WHO lưu ý sự kiện các nhà khoa học Anh mới đây thông báo đã phát hiện một loại gen mới có tên NDM-1 trong cơ thể những bệnh nhân đến từ khu vực Nam Á và tiếp tục lây lan ở Anh.
NDM-1 khiến cho vi khuẩn có khả năng kháng rất mạnh đối với hầu hết các loại kháng sinh hiện có, bao gồm cả kháng sinh mạnh nhất là carbapenem.
WHO nhấn mạnh nhìn chung vi khuẩn kháng đa thuốc đang tạo ra một vấn đề y tế cộng đồng "ngày càng lớn và có quy mô toàn cầu," vì vậy việc đề ra những biện pháp kiểm soát sự lây nhiễm của những loại vi khuẩn kháng thuốc cũng như thận trọng trong việc sử dụng kháng sinh là cần thiết.
Ngoài các biện pháp kiểm soát lây nhiễm tại các bệnh viện, siết chặt các chính sách về sử dụng thận trọng thuốc kháng sinh, WHO cũng yêu cầu các nước nghiên cứu sâu hơn về quy mô và các hình thức lan truyền của các loại vi khuẩn này để tìm ra các biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất.
WHO cho rằng các biện pháp phòng ngừa của các nước cần tập trung vào bốn lĩnh vực chủ yếu, gồm giám sát và phát hiện sớm loại vi khuẩn kháng thuốc, sử dụng thuốc kháng sinh hợp tiêu chuẩn, tăng cường thực thi luật để hạn chế việc bán thuốc kháng sinh không theo đơn, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát, đặc biệt là vô trùng trong các cơ sở y tế.
Nhiều nước đã ban hành và thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa này, nhờ đó có thể làm giảm sự lan truyền của các loại vi khuẩn kháng thuốc.
WHO sẽ hỗ trợ các nước phát triển các chính sách phù hợp và phối hợp các nỗ lực quốc tế để chống các loại vi khuẩn này. Đây cũng là chủ đề của Ngày Sức khỏe thế giới năm 2011./.
(TTXVN/Vietnam+)