Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xây dựng một lộ trình để hỗ trợ các quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương loại trừ các bệnh nhiệt đới bị lãng quên như bệnh phong, bệnh giun chỉ bạch huyết, bệnh sán lá từ thực phẩm, bệnh sán máng, bệnh nhiễm giun sán truyền qua đất, bệnh mắt hột và bệnh ghẻ cóc.
Thông tin trên được tiến sỹ Shin Young-soo, Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO trình bày bản Dự thảo Kế hoạch Hành động Khu vực về Các bệnh Nhiệt đới bị Lãng quên ở Tây Thái Bình dương (2012-2106) trong cuộc họp sáng 26/9 của Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO lần thứ 63 đang diễn ra tại Hà Nội.
Kế hoạch hành động khu vực đã được Ủy ban Khu vực thông qua, bao gồm 37 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tiến sỹ Shin cho biết: “Các bệnh nhiệt đới là các bệnh của đói nghèo làm ảnh hưởng tới những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội ở 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Mặc dù chúng thường không gây tử vong, nhưng chúng làm đau đớn và gây ra tàn tật và sự kỳ thị lâu dài.”
WHO đã đặt năm 2020 là một mục tiêu để loại trừ gánh nặng của một số căn bệnh này như giun chỉ bạch huyết, bệnh ghẻ cóc và bệnh phong, thông qua các can thiệp được mở rộng và tăng cường giám sát. Trong đó, phương pháp tiếp cận phối hợp được WHO nhấn mạnh là rất quan trọng để mở rộng và duy trì tiếp cận với thuốc và các can thiệp khác chống lại các căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên này.
Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO phân tích, nguồn kinh phí hạn chế đã làm cản trở những tiến bộ về việc mở rộng những can thiệp để loại trừ các bệnh nói trên. Vì vậy, kế hoạch trên để thành công được cần phải có công tác quản lý chương trình bền vững và những giải pháp đổi mới và phối hợp để vượt qua những rào cản, tiếp cận được tới nhân dân ở vùng sâu vùng xa và các vùng có xung đột.
Bên cạnh đó, các nước trong khu vực cũng cần phải có những nhân viên y tế được đào tạo tốt. Những nhân viên y tế tuyến cơ sở cần được đào tạo đầy đủ để phát hiện và điều trị các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, đặc biệt là những người bệnh bị mắc bệnh mãn tính như bệnh phong và giun chỉ bạch huyết, có thể cần phải chăm sóc dài lâu.
WHO đặt mục tiêu đến năm 2016, việc thực hiện thành công kế hoạch hành động trên được kỳ vọng sẽ loại trừ được bệnh giun chỉ bạch huyết, cũng được gọi là bệnh chân voi, ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Campuchia, quần đảo Cook, quần đảo Marshall, Niue, Tonga, Vanuatu, Việt Nam, Wallis và Futuna; loại trừ bệnh mù do mắt hột ở Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam; giáo dục nhắc lại về việc mắc bệnh sán lá từ thực phẩm thông qua hóa trị liệu dự phòng bao phủ cho ít nhất 75% quần thể có nguy cơ tại Lào, Hàn Quốc và Việt Nam…
Cũng trong phiên họp sáng cùng ngày, ông Shin Young-soo khẳng định Tây Thái Bình Dương sẽ sớm trở thành khu vực thứ hai trong sáu khu vực của WHO thanh toán bệnh sởi.
Thống kê của WHO cho thấy, sự lây lan virus bệnh sởi có thể đã bị chặn đứng ở 32 trong số 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực.
Để loại trừ bệnh sởi, WHO mong muốn các nước phải tăng cường nỗ lực để tiêm phòng cho tất cả trẻ em, nhất là trẻ em ở những cộng đồng và khu vực xa xôi hẻo lánh khó tiếp cận./.
Thông tin trên được tiến sỹ Shin Young-soo, Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO trình bày bản Dự thảo Kế hoạch Hành động Khu vực về Các bệnh Nhiệt đới bị Lãng quên ở Tây Thái Bình dương (2012-2106) trong cuộc họp sáng 26/9 của Hội nghị khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO lần thứ 63 đang diễn ra tại Hà Nội.
Kế hoạch hành động khu vực đã được Ủy ban Khu vực thông qua, bao gồm 37 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tiến sỹ Shin cho biết: “Các bệnh nhiệt đới là các bệnh của đói nghèo làm ảnh hưởng tới những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội ở 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Mặc dù chúng thường không gây tử vong, nhưng chúng làm đau đớn và gây ra tàn tật và sự kỳ thị lâu dài.”
WHO đã đặt năm 2020 là một mục tiêu để loại trừ gánh nặng của một số căn bệnh này như giun chỉ bạch huyết, bệnh ghẻ cóc và bệnh phong, thông qua các can thiệp được mở rộng và tăng cường giám sát. Trong đó, phương pháp tiếp cận phối hợp được WHO nhấn mạnh là rất quan trọng để mở rộng và duy trì tiếp cận với thuốc và các can thiệp khác chống lại các căn bệnh nhiệt đới bị lãng quên này.
Giám đốc Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO phân tích, nguồn kinh phí hạn chế đã làm cản trở những tiến bộ về việc mở rộng những can thiệp để loại trừ các bệnh nói trên. Vì vậy, kế hoạch trên để thành công được cần phải có công tác quản lý chương trình bền vững và những giải pháp đổi mới và phối hợp để vượt qua những rào cản, tiếp cận được tới nhân dân ở vùng sâu vùng xa và các vùng có xung đột.
Bên cạnh đó, các nước trong khu vực cũng cần phải có những nhân viên y tế được đào tạo tốt. Những nhân viên y tế tuyến cơ sở cần được đào tạo đầy đủ để phát hiện và điều trị các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, đặc biệt là những người bệnh bị mắc bệnh mãn tính như bệnh phong và giun chỉ bạch huyết, có thể cần phải chăm sóc dài lâu.
WHO đặt mục tiêu đến năm 2016, việc thực hiện thành công kế hoạch hành động trên được kỳ vọng sẽ loại trừ được bệnh giun chỉ bạch huyết, cũng được gọi là bệnh chân voi, ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Campuchia, quần đảo Cook, quần đảo Marshall, Niue, Tonga, Vanuatu, Việt Nam, Wallis và Futuna; loại trừ bệnh mù do mắt hột ở Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam; giáo dục nhắc lại về việc mắc bệnh sán lá từ thực phẩm thông qua hóa trị liệu dự phòng bao phủ cho ít nhất 75% quần thể có nguy cơ tại Lào, Hàn Quốc và Việt Nam…
Cũng trong phiên họp sáng cùng ngày, ông Shin Young-soo khẳng định Tây Thái Bình Dương sẽ sớm trở thành khu vực thứ hai trong sáu khu vực của WHO thanh toán bệnh sởi.
Thống kê của WHO cho thấy, sự lây lan virus bệnh sởi có thể đã bị chặn đứng ở 32 trong số 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực.
Để loại trừ bệnh sởi, WHO mong muốn các nước phải tăng cường nỗ lực để tiêm phòng cho tất cả trẻ em, nhất là trẻ em ở những cộng đồng và khu vực xa xôi hẻo lánh khó tiếp cận./.
Thùy Giang (Vietnam+)