Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức ra phán quyết ủng hộ Mỹ, Nhật Bản và vùng lãnh thổ Đài Loan chống lại biểu thuế mà Liên minh châu Âu (EU) áp dụng đối với các sản phẩm công nghệ cao.
Đồng thời WTO yêu cầu khối này cần thực hiện các biện pháp thương mại phù hợp với các quy định buôn bán quốc tế.
Thông báo chính thức ngày 16/8 của WTO viết: "Sau khi phát hiện EU đã hành động không nhất quán, chúng tôi đã đề nghị Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO yêu cầu khối này thực thi các biện pháp liên quan phù hợp với bổn phận của mình."
Phán quyết này đã được thông báo cho các bên liên quan vào tháng 7/2010, theo đó WTO kết luận EU đã "phạm luật" khi áp thuế đối với một số sản phẩm công nghệ cao.
Các bên nguyên đã cáo buộc EU vi phạm Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA) của WTO khi áp các thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm máy in đa chức năng, đầu thu kỹ thuật số truyền hình và màn hình phẳng.
ITA được ký kết giữa 72 quốc gia và vùng lãnh thổ vào năm 1996, nhằm bãi bỏ thuế đối với các mặt hàng như màn hình máy tính và máy in để thúc đẩy buôn bán các sản phẩm công nghệ cao.
Tuy nhiên, EU quả quyết rằng ITA không được áp dụng trong các trường hợp liên quan đến sản phẩm công nghệ cao đa chức năng, có nghĩa là những hàng hoá này không được hưởng các mức thuế thấp theo ITA.
Do đó, EU đã áp các mức thuế nhập khẩu từ 6-14% đối với ba mặt hàng nói trên. EU nói thêm rằng các sản phẩm màn hình phẳng của máy tính cần phải được xếp loại như màn hình video vì chúng có thể được sử dụng với đầu DVD.
Song, phía Mỹ cáo buộc EU cố tình "lợi dụng các mức thuế nhập khẩu đó để cản trở tiến trình đổi mới công nghệ."
Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk đã miêu tả phán quyết của WTO là một "thắng lợi quan trọng" đối với các nhà chế tạo và công nhân Mỹ, cũng như hàng triệu người tiêu dùng đang sử dụng các sản phẩm công nghệ cao mỗi ngày.
Theo tính toán của các quan chức thương mại Mỹ, tổng kim ngạch buôn bán các sản phẩm công nghệ cao toàn cầu ước đạt 44 tỷ USD năm 2009, giảm mạnh so với mức tương ứng 70 tỷ USD năm 2007, trong đó nhập khẩu của EU là 7 tỷ USD, giảm từ mức 11 tỷ USD năm 2007./.
Đồng thời WTO yêu cầu khối này cần thực hiện các biện pháp thương mại phù hợp với các quy định buôn bán quốc tế.
Thông báo chính thức ngày 16/8 của WTO viết: "Sau khi phát hiện EU đã hành động không nhất quán, chúng tôi đã đề nghị Cơ quan Giải quyết Tranh chấp WTO yêu cầu khối này thực thi các biện pháp liên quan phù hợp với bổn phận của mình."
Phán quyết này đã được thông báo cho các bên liên quan vào tháng 7/2010, theo đó WTO kết luận EU đã "phạm luật" khi áp thuế đối với một số sản phẩm công nghệ cao.
Các bên nguyên đã cáo buộc EU vi phạm Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA) của WTO khi áp các thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm máy in đa chức năng, đầu thu kỹ thuật số truyền hình và màn hình phẳng.
ITA được ký kết giữa 72 quốc gia và vùng lãnh thổ vào năm 1996, nhằm bãi bỏ thuế đối với các mặt hàng như màn hình máy tính và máy in để thúc đẩy buôn bán các sản phẩm công nghệ cao.
Tuy nhiên, EU quả quyết rằng ITA không được áp dụng trong các trường hợp liên quan đến sản phẩm công nghệ cao đa chức năng, có nghĩa là những hàng hoá này không được hưởng các mức thuế thấp theo ITA.
Do đó, EU đã áp các mức thuế nhập khẩu từ 6-14% đối với ba mặt hàng nói trên. EU nói thêm rằng các sản phẩm màn hình phẳng của máy tính cần phải được xếp loại như màn hình video vì chúng có thể được sử dụng với đầu DVD.
Song, phía Mỹ cáo buộc EU cố tình "lợi dụng các mức thuế nhập khẩu đó để cản trở tiến trình đổi mới công nghệ."
Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk đã miêu tả phán quyết của WTO là một "thắng lợi quan trọng" đối với các nhà chế tạo và công nhân Mỹ, cũng như hàng triệu người tiêu dùng đang sử dụng các sản phẩm công nghệ cao mỗi ngày.
Theo tính toán của các quan chức thương mại Mỹ, tổng kim ngạch buôn bán các sản phẩm công nghệ cao toàn cầu ước đạt 44 tỷ USD năm 2009, giảm mạnh so với mức tương ứng 70 tỷ USD năm 2007, trong đó nhập khẩu của EU là 7 tỷ USD, giảm từ mức 11 tỷ USD năm 2007./.
Nguyễn Trường (TTXVN/Vietnam+)