Đến cuối giờ chiều 23/2, chính quyền địa phương cùng ngành chuyên môn và hàng trăm ngư dân Bạc Liêu đã cơ bản mổ xác cá ông (cá voi) mang chôn an toàn đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và đúng theo phong tục của ngư dân địa phương.
Trước đó, ngày 22/2, tại cửa biển Cái Cùng, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, gần chục tàu đánh bắt hải sản nối đuôi nhau kéo xác cá ông từ ngoài biển vào đất liền.
Cá chiều dài hơn 16m, vòng bụng hơn 10m, ước trọng lượng khoảng 15 tấn. Sau khi vào đất liền, ngành chức năng tiến hành lấy mẫu nghiên cứu, xác minh nguyên nhân cá chết, loài cá…
Sau đó, ngư dân lập bàn thờ cúng kiến, xẻ thịt cá ra từng mảnh để đem đi chôn nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và đúng theo phong tục của ngư dân địa phương.
Theo quan niệm của ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung và Nam bộ, cá ông là loài cá rất linh thiêng, sau khi xác cá voi đưa vào bờ, có hàng chục ngàn lượt ngư dân vùng biển các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau… kéo đến để tận mắt xem, cầu nguyện, cúng viếng. Nhiều ngư dân còn lập bàn thờ cúng lâu dài./.
Trước đó, ngày 22/2, tại cửa biển Cái Cùng, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, gần chục tàu đánh bắt hải sản nối đuôi nhau kéo xác cá ông từ ngoài biển vào đất liền.
Cá chiều dài hơn 16m, vòng bụng hơn 10m, ước trọng lượng khoảng 15 tấn. Sau khi vào đất liền, ngành chức năng tiến hành lấy mẫu nghiên cứu, xác minh nguyên nhân cá chết, loài cá…
Sau đó, ngư dân lập bàn thờ cúng kiến, xẻ thịt cá ra từng mảnh để đem đi chôn nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và đúng theo phong tục của ngư dân địa phương.
Theo quan niệm của ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung và Nam bộ, cá ông là loài cá rất linh thiêng, sau khi xác cá voi đưa vào bờ, có hàng chục ngàn lượt ngư dân vùng biển các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau… kéo đến để tận mắt xem, cầu nguyện, cúng viếng. Nhiều ngư dân còn lập bàn thờ cúng lâu dài./.
Huỳnh Sử (Vietnam+)