Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết Cục đang làm việc với Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao để phối hợp xử lý việc một số lao động Việt Nam tại Nga đang gặp khó khăn.
Ông nói như trên khi trao đổi với phóng viên TTXVN về việc gần 40 lao động Việt Nam ở các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang làm việc cho một công xưởng giày da-may mặc tại thành phố Ekaterinburg, thủ phủ tỉnh Sverlov, Liên bang Nga, kêu cứu vì bị rơi vào tình cảnh đói rét, không lương…
Trước mắt, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao đã thống nhất yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Nga can thiệp, xác minh và hỗ trợ giải quyết theo trách nhiệm bảo hộ công dân.
Ông Quỳnh cũng cho biết số lao động này đi lao động bên Nga không qua các Công ty Xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Liên quan tới 36 lao động khác tại Nga có ý kiến về việc không được thanh toán đầy đủ tiền lương, làm việc không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bị doanh nghiệp Nga đơn phương cắt hợp đồng, hiện đang tạm trú tại Trung tâm thương mại Emeral ở Mátxcơva để chờ được về nước, ông Quỳnh cho biết Cục sẽ yêu cầu doanh nghiệp cử đại diện sang xác minh và trực tiếp làm việc với đối tác phía bên Nga để giải quyết, bảo vệ quyền lợi cho lao động ta tại Nga.
Số lao động này do Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài của Tổng công ty Thép Việt Nam đưa sang Nga làm việc trong ngành xây dựng (từ tháng 12/2008 và đầu tháng 1/2009) theo hợp đồng được ký giữa Tổng công ty Thép Việt Nam với Công ty trách nhiệm hữu hạn APC tại Nga./.
Ông nói như trên khi trao đổi với phóng viên TTXVN về việc gần 40 lao động Việt Nam ở các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang làm việc cho một công xưởng giày da-may mặc tại thành phố Ekaterinburg, thủ phủ tỉnh Sverlov, Liên bang Nga, kêu cứu vì bị rơi vào tình cảnh đói rét, không lương…
Trước mắt, Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao đã thống nhất yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Nga can thiệp, xác minh và hỗ trợ giải quyết theo trách nhiệm bảo hộ công dân.
Ông Quỳnh cũng cho biết số lao động này đi lao động bên Nga không qua các Công ty Xuất khẩu lao động của Việt Nam.
Liên quan tới 36 lao động khác tại Nga có ý kiến về việc không được thanh toán đầy đủ tiền lương, làm việc không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bị doanh nghiệp Nga đơn phương cắt hợp đồng, hiện đang tạm trú tại Trung tâm thương mại Emeral ở Mátxcơva để chờ được về nước, ông Quỳnh cho biết Cục sẽ yêu cầu doanh nghiệp cử đại diện sang xác minh và trực tiếp làm việc với đối tác phía bên Nga để giải quyết, bảo vệ quyền lợi cho lao động ta tại Nga.
Số lao động này do Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài của Tổng công ty Thép Việt Nam đưa sang Nga làm việc trong ngành xây dựng (từ tháng 12/2008 và đầu tháng 1/2009) theo hợp đồng được ký giữa Tổng công ty Thép Việt Nam với Công ty trách nhiệm hữu hạn APC tại Nga./.
Phúc Hằng (TTXVN)