Hội thảo về Trung tâm điện gió Đồng bằng sông Cửu Long, diễn ra ngày 17/5, tại Bạc Liêu với sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban Nhân dân hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, đại diện Công ty Công Lý - chủ đầu tư dự án điện gió tỉnh Bạc Liêu và lãnh đạo các Ngân hàng Trung ương và địa phương.
Bạc Liêu nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, nhất là các tỉnh ven biển như Trà Vinh, Sóc Trăng là các địa phương giàu tiềm năng về kinh tế biển, tiềm năng để phát triển điện gió với quy mô lớn, kèm theo đó là các dự án về du lịch sinh thái tuyến ven biển, phối hợp với dự án nuôi các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên bãi bồi ven biển.
Trên cơ sở phối hợp với các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã kết hợp với Công ty Công Lý tiến hành khảo sát đánh giá bước đầu về khả năng triển khai đầu tư Dự án Trung tâm điện gió Đồng bằng sông Cửu Long để xây dựng tổng Dự án và các tiểu dự án.
Dự kiến, Dự án Trung tâm điện gió Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai xây dựng tại các địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), cùng huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh và huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Sau khi hoàn thành vào năm 2015, dự án có quy mô công suất khoảng 500MW.
Dự án mang lại lợi ích rất lớn, lâu dài, bền vững, không những góp phần tự bảo đảm cân đối nguồn điện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mà quan trọng hơn là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực, phát triển du lịch, kích thích đầu tư các dự án công nghiệp khác trong vùng, góp phần bảo vệ môi trường sống, giảm sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Việc triển khai dự án Trung tâm điện gió Đồng bằng sông Cửu Long là phù hợp với chủ trương ưu tiên phát triển các nhà máy phát điện sử dụng năng lượng tái tạo của Chính phủ, tại các quyết định về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, cùng với việc huy động các nguồn vốn trong nước để cho vay đầu tư xây dựng Nhà máy điện gió Bạc Liêu, Ngân hàng phát triển Việt Nam đã chủ động liên hệ tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án điện gió tại Việt Nam.
Theo đó, Ngày 18/10/2011, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (US Eximbank) đã ký cam kết là US Eximbank sẽ cho Ngân hàng phát triển Việt Nam vay 1 tỷ USD để tài trợ cho dự án điện gió tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong quá trình đàm phán với US Eximbank, việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng-Thương mại-Du lịch tổ chức thực hiện việc xây dựng và lắp đặt thành công các tuabin đầu tiên của Nhà máy điện gió Bạc Liêu đã được US Eximbank đánh giá cao và ủng hộ việc lựa chọn Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Lý làm chủ đầu tư thực hiện Dự án Trung tâm điện gió tại Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng vốn vay của US Eximbank.
Hội thảo lần này, nằm trong tổng thể kế hoạch phối hợp nghiên cứu, khảo sát của các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng với Ngân hàng Phát triển Việt Nam qua thực tiễn đầu tư 10 cột điện gió đầu tiên tại Bạc Liêu của Công ty Công Lý và từ kết quả khảo sát bước đầu tại khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm xem xét, đánh giá một cách toàn diện để làm cơ sở kiến nghị với Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp về đất đai, hạ tầng, giá bán điện… để triển khai thành công Dự án Trung tâm điện gió Đồng bằng sông Cửu Long theo chủ trương của Chính phủ./.
Bạc Liêu nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, nhất là các tỉnh ven biển như Trà Vinh, Sóc Trăng là các địa phương giàu tiềm năng về kinh tế biển, tiềm năng để phát triển điện gió với quy mô lớn, kèm theo đó là các dự án về du lịch sinh thái tuyến ven biển, phối hợp với dự án nuôi các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên bãi bồi ven biển.
Trên cơ sở phối hợp với các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã kết hợp với Công ty Công Lý tiến hành khảo sát đánh giá bước đầu về khả năng triển khai đầu tư Dự án Trung tâm điện gió Đồng bằng sông Cửu Long để xây dựng tổng Dự án và các tiểu dự án.
Dự kiến, Dự án Trung tâm điện gió Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai xây dựng tại các địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), cùng huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh và huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Sau khi hoàn thành vào năm 2015, dự án có quy mô công suất khoảng 500MW.
Dự án mang lại lợi ích rất lớn, lâu dài, bền vững, không những góp phần tự bảo đảm cân đối nguồn điện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mà quan trọng hơn là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực, phát triển du lịch, kích thích đầu tư các dự án công nghiệp khác trong vùng, góp phần bảo vệ môi trường sống, giảm sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Việc triển khai dự án Trung tâm điện gió Đồng bằng sông Cửu Long là phù hợp với chủ trương ưu tiên phát triển các nhà máy phát điện sử dụng năng lượng tái tạo của Chính phủ, tại các quyết định về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, cùng với việc huy động các nguồn vốn trong nước để cho vay đầu tư xây dựng Nhà máy điện gió Bạc Liêu, Ngân hàng phát triển Việt Nam đã chủ động liên hệ tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế để thực hiện các dự án điện gió tại Việt Nam.
Theo đó, Ngày 18/10/2011, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (US Eximbank) đã ký cam kết là US Eximbank sẽ cho Ngân hàng phát triển Việt Nam vay 1 tỷ USD để tài trợ cho dự án điện gió tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong quá trình đàm phán với US Eximbank, việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng-Thương mại-Du lịch tổ chức thực hiện việc xây dựng và lắp đặt thành công các tuabin đầu tiên của Nhà máy điện gió Bạc Liêu đã được US Eximbank đánh giá cao và ủng hộ việc lựa chọn Công ty trách nhiệm hữu hạn Công Lý làm chủ đầu tư thực hiện Dự án Trung tâm điện gió tại Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng vốn vay của US Eximbank.
Hội thảo lần này, nằm trong tổng thể kế hoạch phối hợp nghiên cứu, khảo sát của các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng với Ngân hàng Phát triển Việt Nam qua thực tiễn đầu tư 10 cột điện gió đầu tiên tại Bạc Liêu của Công ty Công Lý và từ kết quả khảo sát bước đầu tại khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm xem xét, đánh giá một cách toàn diện để làm cơ sở kiến nghị với Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp về đất đai, hạ tầng, giá bán điện… để triển khai thành công Dự án Trung tâm điện gió Đồng bằng sông Cửu Long theo chủ trương của Chính phủ./.
Huỳnh Sử (TTXVN)