Theo quy hoạch từ nay đến năm 2020, Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (gồm An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, thành phố Cần Thơ) sẽ xây dựng 17 nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, tổng công suất xử lý 239.720 m3/ngày đêm.
Trong số này, thành phố Cần Thơ xây dựng 11 nhà máy, tổng công suất 197.600 m3/ngày đêm; thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) xây dựng 1 nhà máy, tổng công suất 12.800 m3/ngày đêm; thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) xây dựng 1 nhà máy, tổng công suất 11.200 m3/ngày đêm; thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) xây dựng 4 nhà máy, tổng công suất 18.120 m3/ngày đêm.
Bốn tỉnh, thành phố nói trên sử dụng công nghệ, thiết bị thoát nước phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, trong đó ưu tiên sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, có tính đến khả năng nâng cấp trong tương lai. Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn, chủ yếu là vốn ODA, tín dụng, tài trợ của nước ngoài và từ các thành phần kinh tế trong nước.
Hiện Cần Thơ đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại khu công nghiệp Trà Nóc, tổng công suất 12.000 m3/ngày đêm. Nhà máy có các hạng mục: hệ thống đường ống thu gom nước thải, cầu dẫn, trạm bơm và cụm nhà máy sử dụng công nghệ bùn hoạt tính, hệ thống xử lý nước thải và hóa chất chuyên dụng. Nước thải sau xử lý sẽ đạt loại A theo tiêu chuẩn Việt Nam. Dự kiến, cuối năm 2014 nhà máy sẽ chính thức vận hành.
Trước đó, giữa tháng 8/2013, Cần Thơ đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp Thốt Nốt (giai đoạn I) tại khu công nghiệp Thốt Nốt, công suất xử lý 2.500m3/ngày đêm với các hạng mục: hệ thống thu gom nước thải, cụm bể xử lý, hệ thống thoát nước sau xử lý, trạm quan trắc tự động, khu đặt máy ép bùn, máy thổi khí. Khi hoàn thành giai đoạn 2 (cuối năm 2014), nhà máy có công suất xử lý 5.000m3 nước thải/ngày đêm.
Theo dự báo, đến năm 2020, lượng nước thải công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long lên tới 369.000 m3/ngày đêm. Việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải công nghiệp nói trên sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội ổn định, bền vững./.
Trong số này, thành phố Cần Thơ xây dựng 11 nhà máy, tổng công suất 197.600 m3/ngày đêm; thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) xây dựng 1 nhà máy, tổng công suất 12.800 m3/ngày đêm; thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) xây dựng 1 nhà máy, tổng công suất 11.200 m3/ngày đêm; thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) xây dựng 4 nhà máy, tổng công suất 18.120 m3/ngày đêm.
Bốn tỉnh, thành phố nói trên sử dụng công nghệ, thiết bị thoát nước phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, trong đó ưu tiên sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, có tính đến khả năng nâng cấp trong tương lai. Vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn, chủ yếu là vốn ODA, tín dụng, tài trợ của nước ngoài và từ các thành phần kinh tế trong nước.
Hiện Cần Thơ đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại khu công nghiệp Trà Nóc, tổng công suất 12.000 m3/ngày đêm. Nhà máy có các hạng mục: hệ thống đường ống thu gom nước thải, cầu dẫn, trạm bơm và cụm nhà máy sử dụng công nghệ bùn hoạt tính, hệ thống xử lý nước thải và hóa chất chuyên dụng. Nước thải sau xử lý sẽ đạt loại A theo tiêu chuẩn Việt Nam. Dự kiến, cuối năm 2014 nhà máy sẽ chính thức vận hành.
Trước đó, giữa tháng 8/2013, Cần Thơ đưa vào sử dụng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp Thốt Nốt (giai đoạn I) tại khu công nghiệp Thốt Nốt, công suất xử lý 2.500m3/ngày đêm với các hạng mục: hệ thống thu gom nước thải, cụm bể xử lý, hệ thống thoát nước sau xử lý, trạm quan trắc tự động, khu đặt máy ép bùn, máy thổi khí. Khi hoàn thành giai đoạn 2 (cuối năm 2014), nhà máy có công suất xử lý 5.000m3 nước thải/ngày đêm.
Theo dự báo, đến năm 2020, lượng nước thải công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long lên tới 369.000 m3/ngày đêm. Việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải công nghiệp nói trên sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội ổn định, bền vững./.
Thế Lập (TTXVN)