Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh triển khai dự án Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Hoa Đà Lạt” cho năm loại hoa đặc trưng của Đà Lạt và các vùng phụ cận.
Năm loại hoa gồm cúc, hồng, cẩm chướng, cát tường và lay ơn, được trồng nhiều ở Đà Lạt và một số vùng thuộc các huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương.
Các đơn vị sẽ xây dựng bộ quy định về hình thái, mẫu mã, chất lượng sản phẩm cho năm loại hoa sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hoa Đà Lạt” và bản đồ vùng sản xuất, kinh doanh của năm loại hoa trên. Dự kiến đến cuối năm nay dự án sẽ hoàn thành và cấp nhãn hiệu chứng nhận thí điểm cho một số đơn vị trên địa bàn sử dụng.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt cũng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng “Hoa Đà Lạt” cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh hoa địa lan tại Đà Lạt và các vùng phụ cận.
Việc xây dựng và thực hiện các giải pháp khai thác nhãn hiệu chứng nhận sẽ giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh hoa và nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm, góp phần khẳng định vị thế hoa Đà Lạt trên thị trường.
Hiện nay, tổng diện tích đất trồng hoa tại Đà Lạt và các vùng phụ cận là trên 2.186ha. Năng suất trung bình đạt trên 325.000 cành/ha/vụ, sản lượng đạt 1.776 triệu cành/năm, góp phần vào giá trị xuất khẩu hoa của toàn tỉnh Lâm Đồng hàng năm khoảng 13 triệu USD./.
Năm loại hoa gồm cúc, hồng, cẩm chướng, cát tường và lay ơn, được trồng nhiều ở Đà Lạt và một số vùng thuộc các huyện Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương.
Các đơn vị sẽ xây dựng bộ quy định về hình thái, mẫu mã, chất lượng sản phẩm cho năm loại hoa sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Hoa Đà Lạt” và bản đồ vùng sản xuất, kinh doanh của năm loại hoa trên. Dự kiến đến cuối năm nay dự án sẽ hoàn thành và cấp nhãn hiệu chứng nhận thí điểm cho một số đơn vị trên địa bàn sử dụng.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt cũng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng “Hoa Đà Lạt” cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh hoa địa lan tại Đà Lạt và các vùng phụ cận.
Việc xây dựng và thực hiện các giải pháp khai thác nhãn hiệu chứng nhận sẽ giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh hoa và nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm, góp phần khẳng định vị thế hoa Đà Lạt trên thị trường.
Hiện nay, tổng diện tích đất trồng hoa tại Đà Lạt và các vùng phụ cận là trên 2.186ha. Năng suất trung bình đạt trên 325.000 cành/ha/vụ, sản lượng đạt 1.776 triệu cành/năm, góp phần vào giá trị xuất khẩu hoa của toàn tỉnh Lâm Đồng hàng năm khoảng 13 triệu USD./.
Nguyễn Dũng (TTXVN)