Tại Hội nghị bàn cơ chế, chính sách phát triển đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), tổ chức ngày 17/7 tại thành phố Cần Thơ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, việc quy hoạch Phú Quốc vô cùng quan trọng, nên phải tính toán đến tầm nhìn dài hạn, bên cạnh đó, các cấp cần xem xét lại các vấn đề thủ tục hành chính, nguồn lực, chính sách ưu đãi thuế, sử dụng đất một cách cụ thể, rõ ràng.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ yêu cầu, trong thời gian tới, các bộ, ngành cố gắng bổ sung những luận cứ phù hợp để tăng cường tiềm năng và lợi thế phát triển đảo Phú Quốc. Mặt khác, trong thời gian chờ đề án được duyệt, Phú Quốc phải thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến được đưa ra nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thu hút đầu tư, trong đó có những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, để từ đó xây dựng cơ chế, chính sách riêng cho đảo Phú Quốc, thúc đẩy đầu tư, áp dụng cơ chế ưu đãi cao nhất cho từng lĩnh vực đầu tư cụ thể cho "đảo ngọc" Phú Quốc.
Với vị trí nằm ở tiền tiêu phía Tây Nam Tổ quốc, đảo Phú Quốc được đánh giá vừa có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, vừa có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng thủ đất nước. Theo phê duyệt quy hoạch tổng thể của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 xác định mục tiêu phát triển Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế hành chính vào năm 2020.
Theo quy hoạch, phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực; có vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phòng.
Đến năm 2020, dự kiến dân số Phú Quốc khoảng 340.000-380.000 người, thu hút 2-3 triệu lượt khách (khách quốc tế 35-40%); đến năm 2030 dân số Phú Quốc khoảng 500.000-550.000 người, thu hút 5-7 triệu lượt khách (khách quốc tế chiếm 45-50%).
Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, thời gian qua, Phú Quốc đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Năm 2012, tổng giá trị GDP của Phú Quốc ước đạt 2.145 tỷ đồng (gần bằng năm lần so với năm 2004); GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm (bằng 5,78 lần so với năm 2004); thu ngân sách ước đạt hơn 681 tỷ đồng (bằng hơn 15,5 lần năm 2004). Hàng năm, lượng khách du lịch đến Phú Quốc tăng bình quân 13%; trong năm 2012, lượng khách du lịch đến Phú Quốc đạt 362.000 người.
Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu trên đảo đã được quy hoạch và đầu tư đáng kể. Trong đó, đã hoàn thành các công trình trọng điểm như Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (tiếp nhận được máy bay B767, B747 - 400); cảng biển quốc tế tổng hợp An Thơ, cảng nội địa Đông Dương, Bãi Thơm. Bên cạnh đó, Phú Quốc cũng đang tiếp tục hoàn chỉnh các trục giao thông chính Bắc-Nam; đường quanh đảo và kết nối các trục đường ngang với đô thị Đông Dương, An Thới, Bãi Thơm, Cửa Cạn…
Tuy nhiên, ông Nguyễn Phong Quang cũng thừa nhận do nguồn lực đầu tư còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém; các cơ chế, chính sách, khung pháp lý hỗ trợ phát triển huyện đảo còn thiếu, chưa đồng bộ đã ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư, tốc độ phát triển đảo. Kết quả đầu tư, phát triển đảo Phú Quốc thời gian qua còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh, bền vững. Các khó khăn, vướng mắc chủ yếu hiện nay cần được tập trung tháo gỡ cho Phú Quốc là cơ chế tài chính, vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu, cơ chế thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân; cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công có liên quan nhu cầu nhà đầu tư, du khách và phục vụ đời sống nhân dân…
Để Phú Quốc phát triển xứng tầm là “đảo ngọc" của quốc gia, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ kiến nghị Chính phủ cần ban hành ngay trong năm 2013 các cơ chế chính sách phát triển đảo Phú Quốc như thành lập Khu kinh tế biển Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới; ngoài các cơ chế, chính sách, pháp luật được hưởng theo quy định riêng, Phú Quốc còn phải được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất mà nhà nước ban hành (về đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư khu công nghiệp, khu kinh tế thương mại tự do, khu kinh tế mở…).
Bên cạnh đó, Chính phủ cần kéo thời hạn lưu trú miễn thị thực của người nước ngoài, du khách đến Phú Quốc từ 15 ngày lên 30 ngày; kiến nghị cho người Việt định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở trên đảo; ban hành cơ chế hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước với mức ưu đãi cao hơn 1,5 lần khung ưu đãi trong các quy định hiện hành./.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ yêu cầu, trong thời gian tới, các bộ, ngành cố gắng bổ sung những luận cứ phù hợp để tăng cường tiềm năng và lợi thế phát triển đảo Phú Quốc. Mặt khác, trong thời gian chờ đề án được duyệt, Phú Quốc phải thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến được đưa ra nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thu hút đầu tư, trong đó có những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, để từ đó xây dựng cơ chế, chính sách riêng cho đảo Phú Quốc, thúc đẩy đầu tư, áp dụng cơ chế ưu đãi cao nhất cho từng lĩnh vực đầu tư cụ thể cho "đảo ngọc" Phú Quốc.
Với vị trí nằm ở tiền tiêu phía Tây Nam Tổ quốc, đảo Phú Quốc được đánh giá vừa có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn, vừa có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng trong chiến lược phòng thủ đất nước. Theo phê duyệt quy hoạch tổng thể của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 xác định mục tiêu phát triển Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế hành chính vào năm 2020.
Theo quy hoạch, phát triển Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực; có vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phòng.
Đến năm 2020, dự kiến dân số Phú Quốc khoảng 340.000-380.000 người, thu hút 2-3 triệu lượt khách (khách quốc tế 35-40%); đến năm 2030 dân số Phú Quốc khoảng 500.000-550.000 người, thu hút 5-7 triệu lượt khách (khách quốc tế chiếm 45-50%).
Theo ông Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, thời gian qua, Phú Quốc đã có nhiều chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Năm 2012, tổng giá trị GDP của Phú Quốc ước đạt 2.145 tỷ đồng (gần bằng năm lần so với năm 2004); GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm (bằng 5,78 lần so với năm 2004); thu ngân sách ước đạt hơn 681 tỷ đồng (bằng hơn 15,5 lần năm 2004). Hàng năm, lượng khách du lịch đến Phú Quốc tăng bình quân 13%; trong năm 2012, lượng khách du lịch đến Phú Quốc đạt 362.000 người.
Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu trên đảo đã được quy hoạch và đầu tư đáng kể. Trong đó, đã hoàn thành các công trình trọng điểm như Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (tiếp nhận được máy bay B767, B747 - 400); cảng biển quốc tế tổng hợp An Thơ, cảng nội địa Đông Dương, Bãi Thơm. Bên cạnh đó, Phú Quốc cũng đang tiếp tục hoàn chỉnh các trục giao thông chính Bắc-Nam; đường quanh đảo và kết nối các trục đường ngang với đô thị Đông Dương, An Thới, Bãi Thơm, Cửa Cạn…
Tuy nhiên, ông Nguyễn Phong Quang cũng thừa nhận do nguồn lực đầu tư còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém; các cơ chế, chính sách, khung pháp lý hỗ trợ phát triển huyện đảo còn thiếu, chưa đồng bộ đã ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư, tốc độ phát triển đảo. Kết quả đầu tư, phát triển đảo Phú Quốc thời gian qua còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh, bền vững. Các khó khăn, vướng mắc chủ yếu hiện nay cần được tập trung tháo gỡ cho Phú Quốc là cơ chế tài chính, vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu, cơ chế thu hút mạnh mẽ đầu tư tư nhân; cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công có liên quan nhu cầu nhà đầu tư, du khách và phục vụ đời sống nhân dân…
Để Phú Quốc phát triển xứng tầm là “đảo ngọc" của quốc gia, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ kiến nghị Chính phủ cần ban hành ngay trong năm 2013 các cơ chế chính sách phát triển đảo Phú Quốc như thành lập Khu kinh tế biển Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới; ngoài các cơ chế, chính sách, pháp luật được hưởng theo quy định riêng, Phú Quốc còn phải được áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi cao nhất mà nhà nước ban hành (về đầu tư trong và ngoài nước, đầu tư khu công nghiệp, khu kinh tế thương mại tự do, khu kinh tế mở…).
Bên cạnh đó, Chính phủ cần kéo thời hạn lưu trú miễn thị thực của người nước ngoài, du khách đến Phú Quốc từ 15 ngày lên 30 ngày; kiến nghị cho người Việt định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở trên đảo; ban hành cơ chế hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước với mức ưu đãi cao hơn 1,5 lần khung ưu đãi trong các quy định hiện hành./.
Thanh Sang (TTXVN)