Tiến sỹ LêĐình Tiến, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá cao các kết quảcủa Chương trình Khoa học Công nghệ vũ trụ giai đoạn 2008-2011, đặc biệt là công tácđánh giá tiềm lực Khoa học Công nghệ vũ trụ Việt Nam.
Đây là cơ sở quan trọng cho việcđưa chương trình vào hoạt động trong giai đoạn 2011- 2015, từ đó đưacác sản phẩm phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế-xã hội.
Trong giai đoạn tiếp theo (2011- 2015), Chương trình cần chú trọng vào bốn nội dung chính, gồm xây dựng khuôn khổ pháp lý cho những hoạt động Khoa học Công nghệ vũ trụ Việt Nam; nắm vững những nghiên cứu cơ bản, từ đó hiểu rõbản chất ngành vũ trụ; khai thác hiệu quả các ứng dụng Khoa học Công nghệ vũ trụ đápứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; tìm hiểu các công nghệ vệ tinh, công nghệphóng vệ tinh của các quốc gia hợp tác với Việt Nam, từ đó làm chủ côngnghệ và tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.
Ban chủ nhiệmChương trình cần tăng cường hợp tác quốc tế thông qua các hội nghị, hộithảo và các mối quan hệ hợp tác với các cơ quan vũ trụ trong khu vực vàtrên thế giới.
Giáo sư Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam cho biết sau ba năm thực hiện, Chương trình Khoa học Công nghệ vũ trụ về cơ bảnđã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, các đề tài đã được nghiệmthu và đánh giá cao.
Một số cơ quan chuyên ngành đã được thành lập vàbước đầu hoạt động hiệu quả gồm Viện Công nghệ vũ trụ, Trung tâm vệtinh công nghệ quốc gia.
Ngoài ra, Viện đang triển khai đúng tiến độ Dựán vệ tinh VNREDSAT-1 với Cộng hòa Pháp. Dự kiến, vệ tinh này sẽ đượcphóng trong năm 2014 theo đúng kế hoạch.
Chươngtrình độc lập cấp Nhà nước về Khoa học-Công nghệ vũ trụ là một trongcác nhiệm vụ của “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụViệt Nam đến năm 2020.”
Trong ba năm (2008 -2011), thực hiện chươngtrình đã có 18 đề tài nghiên cứu Khoa học Công nghệ và một nhiệm vụ được thực hiệntheo một số lĩnh vực trọng tâm của Chiến lược như nghiên cứu công nghệ(trọng điểm là công nghệ vệ tinh và công nghệ phóng vệ tinh); nghiên cứuứng dụng (đặc biệt là viễn thám và định vị nhờ vệ tinh); nghiên cứu cơbản (khí quyển, năng lượng, vật liệu, y-sinh học...) và một số nội dungvề xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách trong nghiên cứu và ứng dụng Khoa học Công nghệ vũ trụ./.