Ngày 22/6, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam và Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) tổ chức Lễ khởi công xây Nhà máy Sản xuất và Chế tạo Động cơ Chu Lai-Trường Hải tại Khu kinh tế mở Chu Lai với tổng vốn đầu tư gần 190 triệu USD.
Đây là nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ được chuyển giao công nghệ đầu tiên nằm bên ngoài đất nước Hàn Quốc.
Nhà máy do Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải-Thaco đầu tư trực tiếp trên cơ sở nhận chuyển giao công nghệ từ Tập đoàn Hyundai, có tổng vốn đầu tư 185,5 triệu USD.
Riêng trong giai đoạn 1, nhà máy được đầu tư 126,5 triệu USD. Nhà máy sẽ được xây dựng trên diện tích 11ha, với công suất ước đạt 20.000 động cơ/năm, bao gồm ba dây chuyền gia công chế tạo: thân máy, trục khuỷu, nắp máy; dây chuyền lắp ráp động cơ hoàn thiện và hệ thống các phòng thí nghiệm: cơ học và vật liệu; định chuẩn đo lường; linh kiện nội địa hóa; kiểm nghiệm và nghiên cứu phát triển động cơ….
Theo kế hoạch, nhà máy sẽ đưa dây chuyền lắp ráp động cơ hoàn thiện vào hoạt động từ tháng 10/2013 và ba dây chuyền gia công chế tạo chính cũng như hoàn tất nhà máy giai đoạn 1 vào tháng 1/2014.
Sản phẩm động cơ có dung tích là 4lít với công suất từ 63-155 mã lực trong giai đoạn 1, đạt tiêu chuẩn EURO II, EURO III dùng cho ôtô tải từ 2-4,5 tấn, xe bus từ 17-40 chỗ và các loại tàu thuyền , máy công, nông nghiệp khác, được tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua sự điều hành của Tập đoàn Hyundai.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh với mục tiêu phát triển mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, ưu tiên các sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, dự án nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ Chu Lai-Trường Hải đã đi đúng định hướng chiến lược phát triển đề ra.
Theo Phó thủ tướng, đây là dự án đầu tiên trong nước chế tạo động cơ với công nghệ và tỷ lệ nội địa hoá công nghệ cao, là một trong những dự án quan trọng thuộc Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, vì vậy, các bộ, ngành cùng như các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi để nhà máy sớm đi vào hoạt động. Việc đưa nhà máy vào hoạt động sẽ là động lực phát triển cho ngành chế tạo động cơ và linh kiện phụ tùng ôtô./.
Đây là nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ được chuyển giao công nghệ đầu tiên nằm bên ngoài đất nước Hàn Quốc.
Nhà máy do Công ty Cổ phần ôtô Trường Hải-Thaco đầu tư trực tiếp trên cơ sở nhận chuyển giao công nghệ từ Tập đoàn Hyundai, có tổng vốn đầu tư 185,5 triệu USD.
Riêng trong giai đoạn 1, nhà máy được đầu tư 126,5 triệu USD. Nhà máy sẽ được xây dựng trên diện tích 11ha, với công suất ước đạt 20.000 động cơ/năm, bao gồm ba dây chuyền gia công chế tạo: thân máy, trục khuỷu, nắp máy; dây chuyền lắp ráp động cơ hoàn thiện và hệ thống các phòng thí nghiệm: cơ học và vật liệu; định chuẩn đo lường; linh kiện nội địa hóa; kiểm nghiệm và nghiên cứu phát triển động cơ….
Theo kế hoạch, nhà máy sẽ đưa dây chuyền lắp ráp động cơ hoàn thiện vào hoạt động từ tháng 10/2013 và ba dây chuyền gia công chế tạo chính cũng như hoàn tất nhà máy giai đoạn 1 vào tháng 1/2014.
Sản phẩm động cơ có dung tích là 4lít với công suất từ 63-155 mã lực trong giai đoạn 1, đạt tiêu chuẩn EURO II, EURO III dùng cho ôtô tải từ 2-4,5 tấn, xe bus từ 17-40 chỗ và các loại tàu thuyền , máy công, nông nghiệp khác, được tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua sự điều hành của Tập đoàn Hyundai.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh với mục tiêu phát triển mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, ưu tiên các sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, dự án nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ Chu Lai-Trường Hải đã đi đúng định hướng chiến lược phát triển đề ra.
Theo Phó thủ tướng, đây là dự án đầu tiên trong nước chế tạo động cơ với công nghệ và tỷ lệ nội địa hoá công nghệ cao, là một trong những dự án quan trọng thuộc Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, vì vậy, các bộ, ngành cùng như các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi để nhà máy sớm đi vào hoạt động. Việc đưa nhà máy vào hoạt động sẽ là động lực phát triển cho ngành chế tạo động cơ và linh kiện phụ tùng ôtô./.
Nguyễn Sơn (Vietnam+)