Sau gần 2 tháng ra quân để xử lý nhiều trường hợp lái xe “đội lốt” và xe “nhái” thương binh, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng Cảnh sát giao thông gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử phạt các vi phạm bởi nhiều lái xe thương binh chính chủ nhưng lại ngồi cạnh “bảo kê” cho các đối tượng không thuộc diện được phép điều khiển xe lái hộ nhằm qua mặt lực lượng chức năng.
Hoạt động lén lút
Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, hiện nay, trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội có 68 xe đăng ký cho thương binh, người khuyết tật phục vụ việc đi lại.
Ngoài ra, một số trường hợp thương binh đang điều khiển xe nhưng vẫn chưa được đăng ký đang được cấp lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội xem xét.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay, trên một số tuyến đường, số lượng xe ba bánh trái quy định và giả danh vượt rất nhiều lần so với xe ba bánh của thương binh "xịn". Tại các tuyến đường như Trường Chinh, Hoàng Cầu, Đê La Thành, Giải Phóng và các bến xe khách, ga tàu hỏa... là địa bàn tập trung hoạt động của những xe ba bánh tự chế sai quy định này.
[Ra quân "truy quét” các xe ba bánh tự chế ở Hà Nội]
Hiện nay, trên nhiều tuyến phố vào bất kể giờ nào, không ít xe ba bánh nhái nhãn hiệu thương binh như ‘‘27-7’’, ‘‘Thương Binh’’... không có biển số, tem kiểm định vẫn vô tư đậu đỗ, xếp dỡ hàng và chạy tung hoành trên đường.
Số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội cho thấy, từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông đã tạm giữ 535 trường hợp xe ba bánh tự đóng, đặc biệt trong 15 ngày cuối của tháng 11, các Đội giao thông trên địa bàn thủ đô đã tạm giữ 34 xe ba bánh.
Qua gần 2 tháng ra quân xử lý xe ba bánh, Trung tá Bùi Văn Sử, Đội phó Đội Cảnh sát giao thông số 6 cho rằng, phần lớn chủ các xe ba bánh tự chế đã biết rõ về đợt ra quân của Công an thành phố nên họ đã tạm nghỉ không nhận chở hàng... hoặc chỉ tham gia hoạt động lén lút vào buổi tối.
[Hà Nội: Kiên quyết xử lý các tài xế giả thương binh]
“Việc ra quân xử lý mạnh tay xe ba bánh tự chế, không có giấy tờ, giả danh xe thương binh được làm theo chiến dịch của Phòng Cảnh sát giao thông. Trường hợp nào vi phạm sẽ xử lý và được duy trì thường xuyên nhằm chấn chỉnh hoạt động của phương tiện này để đảm bảo an toàn giao thông trên đường,” Trung tá Sử khẳng định.
Nhiều "chiêu trò" của chủ xe
Tuy nhiên, trong quá trình “siết” các lỗi vi phạm xe thương binh, Trung tá Sử cũng thừa nhận, lực lượng Cảnh sát giao thông được phải đối mặt với “chiêu trò" của chủ xe ba bánh thương binh “xịn” viện ra nhiều lý do để cho người lái hộ xe chở hàng.
“Một phần lớn số lượng xe ba gác “trá hình” khi bị lực lượng chức năng dừng xe xử lý thì tài xế lại đưa lý do chủ xe là thương binh và tài xế chỉ là người lái hộ... thậm chí chủ xe là thương binh ngồi ngay cạnh kêu bị ốm đau nên phải cho người điều khiển thay. Đây là lý do khá phổ biến mà tài xế xe ba bánh chuyên đưa ra để đối phó với lực lượng kiểm tra...," Trung tá Sử cho hay.
Đề cập đến việc xử lý vi phạm xe ba bánh, Trung tá Sử cho biết thêm, đối với những xe ba bánh tự chế và mạo danh thương binh, lực lượng Cảnh sát giao thông mới được phép tạm giữ và cho thanh lý. Còn đối với xe ba bánh của thương binh mà chủ xe cho người khác mượn lại thì lực lượng chức năng chỉ được phép nhắc nhở và bắt chủ xe là thương binh cam kết không giao xe cho người khác...
Đồng tình quan điểm đó, Đại úy Nguyễn Bá Ngự, Đội phó Đội Tham mưu, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an Hà Nội tiết lộ, trong quá trình xử lý, có không ít trường hợp người lái xe ba bánh gây khó dễ cho lực lượng. Thậm chí, có trường hợp Cảnh sát giao thông phải mất tới nửa ngày thuyết phục người vi phạm mới chịu khai tên, ký biên bản để lực lượng đưa xe vi phạm về kho lưu giữ chờ ngày giải quyết.
Cũng theo Đại úy Ngự, tất cả những trường hợp các đồng chí thương binh khi kiểm tra xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp pháp đều được tạo mọi điều kiện theo đúng chính sách ưu đãi người có công của Đảng và Nhà nước.
Còn theo Đại úy Trương Song Thành, Đội trưởng Đội Tham mưu, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an Thành phố Hà Nội, với những xe ba bánh giả danh thương binh, sau khi bị xử phạt thu giữ xe sẽ được bàn giao cho Trung tâm bán đấu giá tài sản (Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội) tiến hành bán đấu giá, thanh lý dưới dạng phế liệu sắt vụn cắt rời để xe không thể sử dụng lại nữa./.
Hoạt động lén lút
Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, hiện nay, trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội có 68 xe đăng ký cho thương binh, người khuyết tật phục vụ việc đi lại.
Ngoài ra, một số trường hợp thương binh đang điều khiển xe nhưng vẫn chưa được đăng ký đang được cấp lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông Công an Hà Nội xem xét.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay, trên một số tuyến đường, số lượng xe ba bánh trái quy định và giả danh vượt rất nhiều lần so với xe ba bánh của thương binh "xịn". Tại các tuyến đường như Trường Chinh, Hoàng Cầu, Đê La Thành, Giải Phóng và các bến xe khách, ga tàu hỏa... là địa bàn tập trung hoạt động của những xe ba bánh tự chế sai quy định này.
[Ra quân "truy quét” các xe ba bánh tự chế ở Hà Nội]
Hiện nay, trên nhiều tuyến phố vào bất kể giờ nào, không ít xe ba bánh nhái nhãn hiệu thương binh như ‘‘27-7’’, ‘‘Thương Binh’’... không có biển số, tem kiểm định vẫn vô tư đậu đỗ, xếp dỡ hàng và chạy tung hoành trên đường.
Số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội cho thấy, từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông đã tạm giữ 535 trường hợp xe ba bánh tự đóng, đặc biệt trong 15 ngày cuối của tháng 11, các Đội giao thông trên địa bàn thủ đô đã tạm giữ 34 xe ba bánh.
Qua gần 2 tháng ra quân xử lý xe ba bánh, Trung tá Bùi Văn Sử, Đội phó Đội Cảnh sát giao thông số 6 cho rằng, phần lớn chủ các xe ba bánh tự chế đã biết rõ về đợt ra quân của Công an thành phố nên họ đã tạm nghỉ không nhận chở hàng... hoặc chỉ tham gia hoạt động lén lút vào buổi tối.
[Hà Nội: Kiên quyết xử lý các tài xế giả thương binh]
“Việc ra quân xử lý mạnh tay xe ba bánh tự chế, không có giấy tờ, giả danh xe thương binh được làm theo chiến dịch của Phòng Cảnh sát giao thông. Trường hợp nào vi phạm sẽ xử lý và được duy trì thường xuyên nhằm chấn chỉnh hoạt động của phương tiện này để đảm bảo an toàn giao thông trên đường,” Trung tá Sử khẳng định.
Nhiều "chiêu trò" của chủ xe
Tuy nhiên, trong quá trình “siết” các lỗi vi phạm xe thương binh, Trung tá Sử cũng thừa nhận, lực lượng Cảnh sát giao thông được phải đối mặt với “chiêu trò" của chủ xe ba bánh thương binh “xịn” viện ra nhiều lý do để cho người lái hộ xe chở hàng.
“Một phần lớn số lượng xe ba gác “trá hình” khi bị lực lượng chức năng dừng xe xử lý thì tài xế lại đưa lý do chủ xe là thương binh và tài xế chỉ là người lái hộ... thậm chí chủ xe là thương binh ngồi ngay cạnh kêu bị ốm đau nên phải cho người điều khiển thay. Đây là lý do khá phổ biến mà tài xế xe ba bánh chuyên đưa ra để đối phó với lực lượng kiểm tra...," Trung tá Sử cho hay.
Đề cập đến việc xử lý vi phạm xe ba bánh, Trung tá Sử cho biết thêm, đối với những xe ba bánh tự chế và mạo danh thương binh, lực lượng Cảnh sát giao thông mới được phép tạm giữ và cho thanh lý. Còn đối với xe ba bánh của thương binh mà chủ xe cho người khác mượn lại thì lực lượng chức năng chỉ được phép nhắc nhở và bắt chủ xe là thương binh cam kết không giao xe cho người khác...
Đồng tình quan điểm đó, Đại úy Nguyễn Bá Ngự, Đội phó Đội Tham mưu, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an Hà Nội tiết lộ, trong quá trình xử lý, có không ít trường hợp người lái xe ba bánh gây khó dễ cho lực lượng. Thậm chí, có trường hợp Cảnh sát giao thông phải mất tới nửa ngày thuyết phục người vi phạm mới chịu khai tên, ký biên bản để lực lượng đưa xe vi phạm về kho lưu giữ chờ ngày giải quyết.
Cũng theo Đại úy Ngự, tất cả những trường hợp các đồng chí thương binh khi kiểm tra xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp pháp đều được tạo mọi điều kiện theo đúng chính sách ưu đãi người có công của Đảng và Nhà nước.
Còn theo Đại úy Trương Song Thành, Đội trưởng Đội Tham mưu, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an Thành phố Hà Nội, với những xe ba bánh giả danh thương binh, sau khi bị xử phạt thu giữ xe sẽ được bàn giao cho Trung tâm bán đấu giá tài sản (Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội) tiến hành bán đấu giá, thanh lý dưới dạng phế liệu sắt vụn cắt rời để xe không thể sử dụng lại nữa./.
Việt Hùng (Vietnam+)