Trong một vài năm trở lại đây, con phố nhỏ Văn Miếu những ngày Tết trở nên sáng hơn nhờ những gian bày khuôn giấy đỏ thắm và nhộn nhịp những người đến xin chữ đầu năm. Vì thế, người ta thường gọi vui đó là “phố ông đồ”. Tại đây, những ông đồ không chỉ cho chữ mà còn giảng giải ý nghĩa từng chữ cho người xin chữ.
“Phố ông đồ” đã trở thành nơi mà các thầy đồ thể hiện tài năng và niềm đam mê thư pháp. Họ thận trọng dồn hết tâm tư của mình vào từng nét cọ để có cái thần của nét chữ đẹp cả nội dung lẫn hình thức.
Các thầy đồ ở đây có đủ thành phần già-trẻ, nam-nữ. Chữ thường được viết trên nền giấy đỏ, giấy hồng, giấy vàng… đều là những màu sắc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Trung bình, mỗi bức thư pháp có giá dao động từ 50.000-120.000 đồng.
Những người còn đi học thường xin chữ: trí, tài, minh, đỗ..., người buôn bán xin chữ lộc, phát, tín., người đi làm xin chữ: danh, thành công…, gia đình thường xin chữ phúc, lộc, thọ, tâm…
Theo các thầy đồ, người ta thường xin chữ để cầu may hoặc xin chữ ứng với một bản tính, một khả năng nào cần bồi dưỡng thêm để hoàn thiện chính mình. Chữ thường được đem tặng thay cho lời chúc đầu năm.
Với gia đình chị Minh Hiền (Định Công, Hà Nội) thì ngoài mục đích xin chữ đầu năm lấy may, chị Hiền cũng muốn dạy con về một nét đẹp văn hóa của người Việt. Chính vì vậy, từ khi con vào học lớp 1, năm nào chị cũng đưa con đến “phố ông đồ” để con được truyền cảm hứng hiếu học, yêu chữ từ các thầy đồ.
Chị Hiền tâm sự: “Con gái tôi đã hiểu hơn về truyền thống hiếu học người Việt sau mỗi lần đến xin chữ. Chứng kiến cảnh mọi người xếp hàng xin chữ, tìm hiểu về ý nghĩa của chữ, từ đó con gái tôi cũng có những thay đổi trong suy nghĩ về việc học, cháu tự giác hơn trong việc học.”
Tục xin chữ và cho chữ là một nét đẹp, nó không chỉ là món quà mang ý nghĩa xã hội, triết học và tâm linh mà còn tạo mối giao lưu văn hóa trong cộng đồng khi mọi người cùng nhau hướng tới chân-thiện-mỹ. Ngỡ tưởng rằng cuộc sống ngày càng hối hả sẽ làm con người ta quên đi những phong tục cũ, nhưng không khí nhộn nhịp tại “phố ông đồ” là một minh chứng cho thấy những phong tục đẹp ngày Tết không dễ bị lãng quên.
Theo anh Nguyễn Tiến Đạt (thư pháp gia của Học đường Nhân Mỹ, Hội Phật giáo Việt Nam): “Xin chữ đã có từ rất lâu rồi nhưng mấy năm trở lại đây có xu hướng phát triển mạnh hơn, nhất là dịp đầu năm mới. Năm nay, giới trẻ xin chữ rất nhiều, nhất là các bạn học sinh, sinh viên.”
Điều mà du khách nước ngoài rất thích thú khi đến “phố ông đồ” là sự xuất hiện của nhiều thầy đồ trẻ.
Bạn Trần Văn Thuận (sinh viên ngành Việt Nam học) đã 2 năm tham gia viết thư pháp tại phố Văn Miếu tâm sự: “Ban đầu mình chỉ đến tham gia vì niềm đam mê chữ Hán, muốn học hỏi thêm kinh nghiệm. Nhưng nhiều bậc phụ huynh khi đưa con đến Văn Miếu xin chữ đầu năm lại thích chọn mình, bởi người ta quan niệm chọn người trẻ hiếu học để truyền sự hiếu học lại cho con. Điều này khiến mình rất tự hào.”
Thầy đồ nhiều khi còn trở thành người dạy chữ, vì cũng có khá nhiều người xin chữ mà chưa hiểu hết ý nghĩa của từng con chữ.
“Cho dù là những ngày rất đông người xin chữ thì khi viết chữ chúng tôi không bao giờ vội mà vừa viết chữ vừa giảng giải ý nghĩa của từng nét chữ cho người xin chữ để họ có thể hiểu được hết những ý nghĩa sâu sắc của từng chữ.” Anh Đạt cho biết.
Chính sự thành tâm của cả người xin chữ và người cho chữ mà phong tục đẹp này được gìn giữ với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng của nó, và đang có xu hướng phát triển hơn trong một xã hội nhiều đổi thay này./.
“Phố ông đồ” đã trở thành nơi mà các thầy đồ thể hiện tài năng và niềm đam mê thư pháp. Họ thận trọng dồn hết tâm tư của mình vào từng nét cọ để có cái thần của nét chữ đẹp cả nội dung lẫn hình thức.
Các thầy đồ ở đây có đủ thành phần già-trẻ, nam-nữ. Chữ thường được viết trên nền giấy đỏ, giấy hồng, giấy vàng… đều là những màu sắc tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Trung bình, mỗi bức thư pháp có giá dao động từ 50.000-120.000 đồng.
Những người còn đi học thường xin chữ: trí, tài, minh, đỗ..., người buôn bán xin chữ lộc, phát, tín., người đi làm xin chữ: danh, thành công…, gia đình thường xin chữ phúc, lộc, thọ, tâm…
Theo các thầy đồ, người ta thường xin chữ để cầu may hoặc xin chữ ứng với một bản tính, một khả năng nào cần bồi dưỡng thêm để hoàn thiện chính mình. Chữ thường được đem tặng thay cho lời chúc đầu năm.
Với gia đình chị Minh Hiền (Định Công, Hà Nội) thì ngoài mục đích xin chữ đầu năm lấy may, chị Hiền cũng muốn dạy con về một nét đẹp văn hóa của người Việt. Chính vì vậy, từ khi con vào học lớp 1, năm nào chị cũng đưa con đến “phố ông đồ” để con được truyền cảm hứng hiếu học, yêu chữ từ các thầy đồ.
Chị Hiền tâm sự: “Con gái tôi đã hiểu hơn về truyền thống hiếu học người Việt sau mỗi lần đến xin chữ. Chứng kiến cảnh mọi người xếp hàng xin chữ, tìm hiểu về ý nghĩa của chữ, từ đó con gái tôi cũng có những thay đổi trong suy nghĩ về việc học, cháu tự giác hơn trong việc học.”
Tục xin chữ và cho chữ là một nét đẹp, nó không chỉ là món quà mang ý nghĩa xã hội, triết học và tâm linh mà còn tạo mối giao lưu văn hóa trong cộng đồng khi mọi người cùng nhau hướng tới chân-thiện-mỹ. Ngỡ tưởng rằng cuộc sống ngày càng hối hả sẽ làm con người ta quên đi những phong tục cũ, nhưng không khí nhộn nhịp tại “phố ông đồ” là một minh chứng cho thấy những phong tục đẹp ngày Tết không dễ bị lãng quên.
Theo anh Nguyễn Tiến Đạt (thư pháp gia của Học đường Nhân Mỹ, Hội Phật giáo Việt Nam): “Xin chữ đã có từ rất lâu rồi nhưng mấy năm trở lại đây có xu hướng phát triển mạnh hơn, nhất là dịp đầu năm mới. Năm nay, giới trẻ xin chữ rất nhiều, nhất là các bạn học sinh, sinh viên.”
Điều mà du khách nước ngoài rất thích thú khi đến “phố ông đồ” là sự xuất hiện của nhiều thầy đồ trẻ.
Bạn Trần Văn Thuận (sinh viên ngành Việt Nam học) đã 2 năm tham gia viết thư pháp tại phố Văn Miếu tâm sự: “Ban đầu mình chỉ đến tham gia vì niềm đam mê chữ Hán, muốn học hỏi thêm kinh nghiệm. Nhưng nhiều bậc phụ huynh khi đưa con đến Văn Miếu xin chữ đầu năm lại thích chọn mình, bởi người ta quan niệm chọn người trẻ hiếu học để truyền sự hiếu học lại cho con. Điều này khiến mình rất tự hào.”
Thầy đồ nhiều khi còn trở thành người dạy chữ, vì cũng có khá nhiều người xin chữ mà chưa hiểu hết ý nghĩa của từng con chữ.
“Cho dù là những ngày rất đông người xin chữ thì khi viết chữ chúng tôi không bao giờ vội mà vừa viết chữ vừa giảng giải ý nghĩa của từng nét chữ cho người xin chữ để họ có thể hiểu được hết những ý nghĩa sâu sắc của từng chữ.” Anh Đạt cho biết.
Chính sự thành tâm của cả người xin chữ và người cho chữ mà phong tục đẹp này được gìn giữ với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng của nó, và đang có xu hướng phát triển hơn trong một xã hội nhiều đổi thay này./.
Hồng Kiều (Vietnam+)