Đánh giá quá trình phát triển con người của Việt Nam, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng những cách biệt vùng miền và địa lý đang cản trở Việt Nam đạt được những thành tựu cao hơn trong phát triển con người. Việt Nam cần tập trung xây dựng những chính sách để xóa bỏ những rào cản này để đầu tư phát triển con người có hiệu quả.
“Việt Nam cần đầu tư vào phát triển tiềm năng con người đồng đều ở mọi lĩnh vực, vùng miền. Đầu tư vào tiềm năng con người có ý nghĩa sống còn giúp Việt Nam nâng cao lợi thế cạnh tranh và nhờ đó được hưởng lợi đầy đủ khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế,” bà Pratibha Mehta nói.
Đây là những thông tin được đưa ra tại buổi giới thiệu Báo cáo Phát triển con người 2013 do văn phòng UNDP tại Việt Nam tổ chức ngày 3/7.
Theo bà Pratibha Mehta, giống như các quốc gia Đông Á, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức về vấn đề dân số đang ngày càng già đi, các hiểm họa môi trường, tình trạng bất bình đẳng… đòi hỏi Việt Nam phải luôn tỉnh táo để duy trì động lực tăng trưởng của mình.
Bên cạnh những thách thức Việt Nam cần vượt qua để phát triển con người, báo cáo này đánh giá Việt Nam là một trong số hơn 40 quốc gia đang phát triển đạt được những tiến bộ hơn cả mong đợi về phát triển con người trong những thập kỷ gần đây.
Theo báo cáo, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng 41% trong vòng 20 năm qua. Riêng năm 2012, trong nhóm xếp loại trung bình về phát triển con người, Việt Nam được xếp đứng thứ 127 trong tổng số 187 quốc gia. Bên cạnh đó, cùng với Thái Lan và Malaysia thì Việt Nam được đánh giá cao trong việc tìm cách dung hòa sự quản lý của nhà nước với các hoạt động thương mại và đầu tư.
Các tác giả của báo cáo nhận định, những kết quả của phát triển con người Việt Nam có được là nhờ các cam kết mạnh mẽ của chính phủ nhằm cải cách hệ thống giáo dục, y tế công cộng, các chương trình xóa đói giảm nghèo mang tính đột phá.
Phát biểu tại buổi giới thiệu báo cáo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: “Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những điển hình thành công về những tiến bộ kinh tế-xã hội. Báo cáo Phát triển Con người năm 2013 cũng đã ghi nhận quyết tâm và nỗ lực phát triển con người của Việt Nam trong thời gian qua, khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách về phát triển con người tại Việt Nam.”
Báo cáo phát triển con người 2013 có tựa đề “Sự trỗi dậy của các nước Nam bán cầu: Tiến bộ về con người trong một thế giới đa dạng”. Báo cáo đã tiến hành phân tính đánh giá các thành tựu nổi bật về phát triển con người của hơn 40 quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Theo báo cáo phân tích, mặc dù các quốc gia Nam bán cầu có sự khác biệt lớn về lịch sử, hệ thống chính trị, đặc thù nền kinh tế nhưng có điểm chung là hầu hết Chính phủ đều quyết đoán, tận dụng hiệu quả các cơ hội trong hoạt động thương mại quốc tế, giảm thiểu tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng thông qua các sáng kiến xã hội riêng./.
“Việt Nam cần đầu tư vào phát triển tiềm năng con người đồng đều ở mọi lĩnh vực, vùng miền. Đầu tư vào tiềm năng con người có ý nghĩa sống còn giúp Việt Nam nâng cao lợi thế cạnh tranh và nhờ đó được hưởng lợi đầy đủ khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế,” bà Pratibha Mehta nói.
Đây là những thông tin được đưa ra tại buổi giới thiệu Báo cáo Phát triển con người 2013 do văn phòng UNDP tại Việt Nam tổ chức ngày 3/7.
Theo bà Pratibha Mehta, giống như các quốc gia Đông Á, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức về vấn đề dân số đang ngày càng già đi, các hiểm họa môi trường, tình trạng bất bình đẳng… đòi hỏi Việt Nam phải luôn tỉnh táo để duy trì động lực tăng trưởng của mình.
Bên cạnh những thách thức Việt Nam cần vượt qua để phát triển con người, báo cáo này đánh giá Việt Nam là một trong số hơn 40 quốc gia đang phát triển đạt được những tiến bộ hơn cả mong đợi về phát triển con người trong những thập kỷ gần đây.
Theo báo cáo, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng 41% trong vòng 20 năm qua. Riêng năm 2012, trong nhóm xếp loại trung bình về phát triển con người, Việt Nam được xếp đứng thứ 127 trong tổng số 187 quốc gia. Bên cạnh đó, cùng với Thái Lan và Malaysia thì Việt Nam được đánh giá cao trong việc tìm cách dung hòa sự quản lý của nhà nước với các hoạt động thương mại và đầu tư.
Các tác giả của báo cáo nhận định, những kết quả của phát triển con người Việt Nam có được là nhờ các cam kết mạnh mẽ của chính phủ nhằm cải cách hệ thống giáo dục, y tế công cộng, các chương trình xóa đói giảm nghèo mang tính đột phá.
Phát biểu tại buổi giới thiệu báo cáo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: “Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong những điển hình thành công về những tiến bộ kinh tế-xã hội. Báo cáo Phát triển Con người năm 2013 cũng đã ghi nhận quyết tâm và nỗ lực phát triển con người của Việt Nam trong thời gian qua, khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách về phát triển con người tại Việt Nam.”
Báo cáo phát triển con người 2013 có tựa đề “Sự trỗi dậy của các nước Nam bán cầu: Tiến bộ về con người trong một thế giới đa dạng”. Báo cáo đã tiến hành phân tính đánh giá các thành tựu nổi bật về phát triển con người của hơn 40 quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Theo báo cáo phân tích, mặc dù các quốc gia Nam bán cầu có sự khác biệt lớn về lịch sử, hệ thống chính trị, đặc thù nền kinh tế nhưng có điểm chung là hầu hết Chính phủ đều quyết đoán, tận dụng hiệu quả các cơ hội trong hoạt động thương mại quốc tế, giảm thiểu tình trạng đói nghèo và bất bình đẳng thông qua các sáng kiến xã hội riêng./.
Hồng Kiều (Vietnam+)