Khi nhiều bà mẹ đơn thân phải sống trong niềm tủi hổ và chịu đựng nỗi nhọc nhằn của việc vừa làm cha, vừa làm mẹ, khao khát có một bờ vai người đàn ông để dựa dẫm thì ngày nay, không ít phụ nữ lại lựa chọn con đường "không chồng mà có con."
Những người ngại ràng buộc
Hầu hết những phụ nữ lựa chọn con đường xây "tổ" khuyết chồng đều cho rằng những người chồng không làm họ hạnh phúc và họ ngại ràng buộc với những người đàn ông đó.
Như trường hợp của chị Hà, biên tập viên một tờ tạp chí ở Hà Nội. Chị Hà vốn là người phụ nữ tháo vát, ở nhiều mặt trong cuộc sống dường như chị luôn lấn át chồng mình. Cuộc sống gia đình có nhiều mâu thuẫn không thể hóa giải, chị đã quyết định chia tay chồng sau hai năm chung sống.
Có điều, sau khi ly hôn, chị Hà không có ý định đến với người đàn ông khác mà chị lựa chọn cho mình con đường làm bà mẹ đơn thân.
Chị Hà tâm sự, khi chị quyết định như vậy đã gặp phải sự phản đối của gia đình phía chị nhưng chị Hà cảm thấy mình đủ sức để tự nuôi con mà không cần đến người đàn ông. Thậm chí, chị cho rằng, sống với một người đàn ông không “tương xứng” chỉ thêm mệt mỏi và vướng bận.
Ở một hoàn cảnh khác, chị Liễu, trưởng phòng kinh doanh của một công ty phân phối sản phẩm chăm sóc sức khỏe ở Hà Nội, chị cũng chọn cho mình con đường nuôi con không cần đến đấng mày râu.
Mặc dù khao khát có con và chưa một lần vấp vào cuộc sống hôn nhân nhưng chỉ nhìn hoàn cảnh những người bạn cũng đủ khiến chị Liễu ái ngại việc lấy chồng.
Chị Liễu cho biết, bạn bè chị đi lấy chồng, sau một thời gian, người thì ôm chị khóc lóc về chuyện chồng phụ bạc, kẻ lại than thở khốn khổ cảnh mẹ chồng nàng dâu, còn có người thì bức xúc vì phải một tay nuôi con lại gánh thêm gã chồng nát rượu, người kêu ca chồng mình gia trưởng chỉ thích vợ ru rú trong nhà, vợ làm về muộn một chút là đay nghiến…
“Đâu chỉ bạn bè mà không ít người họ hàng của tôi cũng chung hoàn cảnh đó. Nhìn vào họ tôi chỉ thấy sợ hãi,” chị Liễu bày tỏ.
Con trai chị Liễu đã gần hai tuổi, dù cuộc sống cũng có những khó khăn nhất định nhưng đến nay chị luôn tỏ ra hạnh phúc và không cảm thấy hối hận với quyết định của mình.
Khuyết chồng, nhà có là mái ấm?
Những người chủ động làm mẹ đơn thân, dù có thỏa mãn hay không với cuộc sống của mình thì họ vẫn vấp phải không ít sự phản đối của cộng đồng cũng như từ phía những người thân của họ.
Bác Thanh, mẹ chị Hà cho rằng, mặc dù thương con lận đận tình duyên nhưng bà vẫn không muốn con gái mình sống cảnh một mẹ một con. Bởi theo bà, dẫu chồng không được bằng mình nhưng trong nhà có người đàn ông gia đình cũng toàn vẹn và ấm áp hơn.
Còn bác Hoạt, bố chị Liễu lại nhận xét hành động của con mình là sự ích kỷ của bản thân.
“Nó thỏa mãn bản thân nhưng lại cướp đi của con mình một người cha,” bác Hoạt buồn rầu.
Theo Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, hiện nay, xuất hiện hiện tượng những người chủ động làm mẹ đơn thân, thậm chí có những người còn lập thành nhóm xã hội với nhau. Họ thấy mình có đủ điều kiện để phát triển, thậm chí kiêu hãnh, tự hào về điều đó. Một số trường hợp còn như sự trả thù đời để khẳng định tên tuổi. Có những người cho rằng đàn ông tốt đã bị phụ nữ khác lấy đi nên thay bằng việc lấy chồng, thi thoảng họ "đánh cắp" những người đàn ông này để thỏa mãn mình.
Ông Bình nhấn mạnh, dù không bị xem là yếu thế, nhưng những trường hợp này vẫn bị người đời coi là những người không có cơ may, họ tạo nên một gia đình thiếu hụt.
Ông Bình cũng cho rằng, hiện tượng này là một thách thức đối với thuật ngữ gia đình vì nó hình thành một thứ ứng xử xã hội riêng, trong đó có cả sự ngạo nghễ và chua cay. Nó làm cho khái niệm gia đình bị biến đổi, các thiết chế gia đình suy giảm.
Bên cạnh đó, những đứa trẻ trong gia đình như vậy sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự hoàn thiện nhân cách của mình. Đôi khi chúng trở nên đặc biệt, thiếu đi sự hài hòa theo lẽ tự nhiên.
Người mẹ một mình nuôi con, họ sẽ truyền cho chúng sự mạnh mẽ của mình nhưng là mạnh mẽ trong sự thiếu hụt. Những đứa con trong trường hợp này thiếu sự chăm sóc và ảnh hưởng của người cha, chúng phải tìm hình mẫu cho mình từ những người thân khác. Một số trẻ cố gắng vượt lên hoàn cảnh nhưng cũng có trẻ sẽ rơi vào hoàn cảnh yếm thế, mang theo mặc cảm khuyết cha.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình khẳng định, những người mẹ đơn thân vô tình hay cố ý tạo cho họ cảm giác hạnh phúc nhưng sự thực họ vẫn phải đối diện với nỗi cô đơn của mình do vậy gia đình khó trở thành một mái ấm đúng nghĩa. Theo đó, tiến sĩ đưa ra lời khuyên, những phụ nữ có cơ hội lập gia đình thì nên đi theo lẽ tự nhiên đó./.
Những người ngại ràng buộc
Hầu hết những phụ nữ lựa chọn con đường xây "tổ" khuyết chồng đều cho rằng những người chồng không làm họ hạnh phúc và họ ngại ràng buộc với những người đàn ông đó.
Như trường hợp của chị Hà, biên tập viên một tờ tạp chí ở Hà Nội. Chị Hà vốn là người phụ nữ tháo vát, ở nhiều mặt trong cuộc sống dường như chị luôn lấn át chồng mình. Cuộc sống gia đình có nhiều mâu thuẫn không thể hóa giải, chị đã quyết định chia tay chồng sau hai năm chung sống.
Có điều, sau khi ly hôn, chị Hà không có ý định đến với người đàn ông khác mà chị lựa chọn cho mình con đường làm bà mẹ đơn thân.
Chị Hà tâm sự, khi chị quyết định như vậy đã gặp phải sự phản đối của gia đình phía chị nhưng chị Hà cảm thấy mình đủ sức để tự nuôi con mà không cần đến người đàn ông. Thậm chí, chị cho rằng, sống với một người đàn ông không “tương xứng” chỉ thêm mệt mỏi và vướng bận.
Ở một hoàn cảnh khác, chị Liễu, trưởng phòng kinh doanh của một công ty phân phối sản phẩm chăm sóc sức khỏe ở Hà Nội, chị cũng chọn cho mình con đường nuôi con không cần đến đấng mày râu.
Mặc dù khao khát có con và chưa một lần vấp vào cuộc sống hôn nhân nhưng chỉ nhìn hoàn cảnh những người bạn cũng đủ khiến chị Liễu ái ngại việc lấy chồng.
Chị Liễu cho biết, bạn bè chị đi lấy chồng, sau một thời gian, người thì ôm chị khóc lóc về chuyện chồng phụ bạc, kẻ lại than thở khốn khổ cảnh mẹ chồng nàng dâu, còn có người thì bức xúc vì phải một tay nuôi con lại gánh thêm gã chồng nát rượu, người kêu ca chồng mình gia trưởng chỉ thích vợ ru rú trong nhà, vợ làm về muộn một chút là đay nghiến…
“Đâu chỉ bạn bè mà không ít người họ hàng của tôi cũng chung hoàn cảnh đó. Nhìn vào họ tôi chỉ thấy sợ hãi,” chị Liễu bày tỏ.
Con trai chị Liễu đã gần hai tuổi, dù cuộc sống cũng có những khó khăn nhất định nhưng đến nay chị luôn tỏ ra hạnh phúc và không cảm thấy hối hận với quyết định của mình.
Khuyết chồng, nhà có là mái ấm?
Những người chủ động làm mẹ đơn thân, dù có thỏa mãn hay không với cuộc sống của mình thì họ vẫn vấp phải không ít sự phản đối của cộng đồng cũng như từ phía những người thân của họ.
Bác Thanh, mẹ chị Hà cho rằng, mặc dù thương con lận đận tình duyên nhưng bà vẫn không muốn con gái mình sống cảnh một mẹ một con. Bởi theo bà, dẫu chồng không được bằng mình nhưng trong nhà có người đàn ông gia đình cũng toàn vẹn và ấm áp hơn.
Còn bác Hoạt, bố chị Liễu lại nhận xét hành động của con mình là sự ích kỷ của bản thân.
“Nó thỏa mãn bản thân nhưng lại cướp đi của con mình một người cha,” bác Hoạt buồn rầu.
Theo Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, hiện nay, xuất hiện hiện tượng những người chủ động làm mẹ đơn thân, thậm chí có những người còn lập thành nhóm xã hội với nhau. Họ thấy mình có đủ điều kiện để phát triển, thậm chí kiêu hãnh, tự hào về điều đó. Một số trường hợp còn như sự trả thù đời để khẳng định tên tuổi. Có những người cho rằng đàn ông tốt đã bị phụ nữ khác lấy đi nên thay bằng việc lấy chồng, thi thoảng họ "đánh cắp" những người đàn ông này để thỏa mãn mình.
Ông Bình nhấn mạnh, dù không bị xem là yếu thế, nhưng những trường hợp này vẫn bị người đời coi là những người không có cơ may, họ tạo nên một gia đình thiếu hụt.
Ông Bình cũng cho rằng, hiện tượng này là một thách thức đối với thuật ngữ gia đình vì nó hình thành một thứ ứng xử xã hội riêng, trong đó có cả sự ngạo nghễ và chua cay. Nó làm cho khái niệm gia đình bị biến đổi, các thiết chế gia đình suy giảm.
Bên cạnh đó, những đứa trẻ trong gia đình như vậy sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sự hoàn thiện nhân cách của mình. Đôi khi chúng trở nên đặc biệt, thiếu đi sự hài hòa theo lẽ tự nhiên.
Người mẹ một mình nuôi con, họ sẽ truyền cho chúng sự mạnh mẽ của mình nhưng là mạnh mẽ trong sự thiếu hụt. Những đứa con trong trường hợp này thiếu sự chăm sóc và ảnh hưởng của người cha, chúng phải tìm hình mẫu cho mình từ những người thân khác. Một số trẻ cố gắng vượt lên hoàn cảnh nhưng cũng có trẻ sẽ rơi vào hoàn cảnh yếm thế, mang theo mặc cảm khuyết cha.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình khẳng định, những người mẹ đơn thân vô tình hay cố ý tạo cho họ cảm giác hạnh phúc nhưng sự thực họ vẫn phải đối diện với nỗi cô đơn của mình do vậy gia đình khó trở thành một mái ấm đúng nghĩa. Theo đó, tiến sĩ đưa ra lời khuyên, những phụ nữ có cơ hội lập gia đình thì nên đi theo lẽ tự nhiên đó./.
Thiên Linh (Vietnam+)