Chiều 28/6, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ ký dự án "Xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm ô nhiễm nặng dioxin ở Việt Nam."
Dự án trên có tổng kinh phí 5 triệu USD do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và UNDP tài trợ.
Phát biểu tại lễ ký kết dự án, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh: "Chúng tôi đánh giá cao sự tham gia của UNDP và GEF trong việc xử lý ô nhiễm dioxin tác nhân da cam ở Việt Nam. Dự án còn là cơ hội tốt cho các đối tác quốc tế khác cùng tham gia xử lý triệt để các khu vực bị ô nhiễm dioxin ở Việt Nam."
Ngoài tập trung giải quyết ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa, dự án còn hỗ trợ xử lý ô nhiễm ở các sân bay Phù Cát và Đà Nẵng cũng như những điểm nóng nhỏ hơn ở những nơi khác ở Việt Nam, bằng các kỹ thuật được quốc tế công nhận.
Ông John Hendra, Điều phối viên trường trú của UNDP, cho rằng Việt Nam đã có nhiều nỗ lực khắc phục hậu quả dioxin do chiến tranh để lại như làm sạch các điểm nóng, đặc biệt là địa điểm bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở sân bay Biên Hòa. Tuy nhiên, cả sân bay Biên Hòa và các điểm nóng khác cần có nhiều nỗ lực hơn nữa. Việc tiêu hủy triệt để mọi chất ô nhiễm dioxin ở tất các điểm nóng có ý nghĩa cốt yếu để bảo vệ người dân, công nhân và môi trường và được kỳ vọng trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian chiến tranh, quân đội Mỹ đã rải từ 72 đến 80 triệu lít các hỗn hợp chất diệt cỏ được rải xuống miền Nam Việt Nam. Hỗn hợp chất diệt cỏ nguy hiểm nhất là tác nhân màu da cam (Agent Orange) có chứa sản phẩm phụ dioxin có độ độc cao. Cho đến nay vẫn còn những điểm nóng bị ô nhiễm dioxin là khu vực từng là kho chứa và bốc dỡ thuốc diệt cỏ.
Nồng độ dioxin ở ba điểm nóng chính cao hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Nếu không xử lý, các điểm nóng này chắc chắn sẽ tiếp tục gây ô nhiễm môi trường rộng lớn hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân xung quanh và công nhân ở những nơi này./.
Dự án trên có tổng kinh phí 5 triệu USD do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và UNDP tài trợ.
Phát biểu tại lễ ký kết dự án, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh: "Chúng tôi đánh giá cao sự tham gia của UNDP và GEF trong việc xử lý ô nhiễm dioxin tác nhân da cam ở Việt Nam. Dự án còn là cơ hội tốt cho các đối tác quốc tế khác cùng tham gia xử lý triệt để các khu vực bị ô nhiễm dioxin ở Việt Nam."
Ngoài tập trung giải quyết ô nhiễm dioxin ở sân bay Biên Hòa, dự án còn hỗ trợ xử lý ô nhiễm ở các sân bay Phù Cát và Đà Nẵng cũng như những điểm nóng nhỏ hơn ở những nơi khác ở Việt Nam, bằng các kỹ thuật được quốc tế công nhận.
Ông John Hendra, Điều phối viên trường trú của UNDP, cho rằng Việt Nam đã có nhiều nỗ lực khắc phục hậu quả dioxin do chiến tranh để lại như làm sạch các điểm nóng, đặc biệt là địa điểm bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở sân bay Biên Hòa. Tuy nhiên, cả sân bay Biên Hòa và các điểm nóng khác cần có nhiều nỗ lực hơn nữa. Việc tiêu hủy triệt để mọi chất ô nhiễm dioxin ở tất các điểm nóng có ý nghĩa cốt yếu để bảo vệ người dân, công nhân và môi trường và được kỳ vọng trong Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong thời gian chiến tranh, quân đội Mỹ đã rải từ 72 đến 80 triệu lít các hỗn hợp chất diệt cỏ được rải xuống miền Nam Việt Nam. Hỗn hợp chất diệt cỏ nguy hiểm nhất là tác nhân màu da cam (Agent Orange) có chứa sản phẩm phụ dioxin có độ độc cao. Cho đến nay vẫn còn những điểm nóng bị ô nhiễm dioxin là khu vực từng là kho chứa và bốc dỡ thuốc diệt cỏ.
Nồng độ dioxin ở ba điểm nóng chính cao hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Nếu không xử lý, các điểm nóng này chắc chắn sẽ tiếp tục gây ô nhiễm môi trường rộng lớn hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân xung quanh và công nhân ở những nơi này./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)