Chiều 4/10, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật đo lường và cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng báo cáo về một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Đo lường qua thảo luận còn có ý kiến khác nhau như: phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật; phân loại và sử dụng đơn vị đo; phương tiện đo và phê duyệt mẫu, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về đo lường.
Thảo luận về dự án Luật Đo lường, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung vào nhóm các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về đo lường. Đa số các ý kiến cho rằng cần điều chỉnh theo hướng tăng nặng các chế tài xử lý vi phạm nhằm giảm thiểu các hành vi gian lận về đo lường trong mua bán hàng hóa, tiêu dùng.
Viện dẫn nhiều trường hợp gian lận trong mua bán xăng dầu đã bị phát hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị, đối với những hành vi vi phạm với số lượng lớn thì phải cần xem xét để cân nhắc hình thức xử lý theo hướng hình sự thay vì áp dụng chế tài hành chính để đảm bảo lỗi vi phạm được xử lý thích đáng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tiếp tục đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật; đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng cần bổ sung các chế tài xử lý các hành vi vi phạm về đo lường theo đề nghị của các thành viên Ủy ban Thường vụ, đa dạng hơn về hình phạt để xử lý và phòng chống những vi phạm loại này, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) của Ủy ban Kinh tế do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Giàu trình bày tại buổi họp cho thấy sự cần thiết ban hành dự luật này nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập của Luật Tài nguyên nước như chưa quy định đầy đủ, toàn diện về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông; điều hòa, phân bổ nguồn nước một cách hợp lý, cân bằng lợi ích kinh tế-xã hội-môi trường; sử dụng nước tiết kiệm; duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông và mực nước giới hạn khai thác các tầng chứa nước dưới đất…
Ủy ban Kinh tế cho rằng Luật cần điều chỉnh về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra để hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, bảo đảm nguyên tắc quản lý thống nhất, khai thác, sử dụng hỗn hợp, đa mục tiêu; khai thác mặt lợi phải kết hợp với phòng ngừa mặt hại.
Dự luật cần bổ sung quy định về quy hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước để làm cơ sở cho việc triển khai công tác điều tra cơ bản. Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng cần giao cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông nội tỉnh, quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm đảm bảo phù hợp với chủ trương phân cấp và sự quản lý Nhà nước thống nhất trong cả nước; đồng thời phải có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
Góp ý về dự án luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng tình với việc bên cạnh quy định về bảo vệ, dự luật cần quy định về công tác phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; đồng thời quy định vấn đề chuyển nhượng nguồn nước để áp dụng trên thực tế.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đề nghị cần đưa nguyên tắc tuân thủ các Điều ước quốc tế trong quản lý Nhà nước để làm cơ sở xử lý các vấn đề về nguồn nước có yếu tố nước ngoài, đồng thời điều chỉnh các quy định về thanh tra sử dụng tài nguyên nước trong dự thảo Luật sao cho phù hợp hơn với Luật Thanh tra./.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng báo cáo về một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Đo lường qua thảo luận còn có ý kiến khác nhau như: phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật; phân loại và sử dụng đơn vị đo; phương tiện đo và phê duyệt mẫu, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về đo lường.
Thảo luận về dự án Luật Đo lường, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung vào nhóm các quy định về xử lý vi phạm pháp luật về đo lường. Đa số các ý kiến cho rằng cần điều chỉnh theo hướng tăng nặng các chế tài xử lý vi phạm nhằm giảm thiểu các hành vi gian lận về đo lường trong mua bán hàng hóa, tiêu dùng.
Viện dẫn nhiều trường hợp gian lận trong mua bán xăng dầu đã bị phát hiện, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị, đối với những hành vi vi phạm với số lượng lớn thì phải cần xem xét để cân nhắc hình thức xử lý theo hướng hình sự thay vì áp dụng chế tài hành chính để đảm bảo lỗi vi phạm được xử lý thích đáng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tiếp tục đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật; đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng cần bổ sung các chế tài xử lý các hành vi vi phạm về đo lường theo đề nghị của các thành viên Ủy ban Thường vụ, đa dạng hơn về hình phạt để xử lý và phòng chống những vi phạm loại này, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) của Ủy ban Kinh tế do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Văn Giàu trình bày tại buổi họp cho thấy sự cần thiết ban hành dự luật này nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập của Luật Tài nguyên nước như chưa quy định đầy đủ, toàn diện về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông; điều hòa, phân bổ nguồn nước một cách hợp lý, cân bằng lợi ích kinh tế-xã hội-môi trường; sử dụng nước tiết kiệm; duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông và mực nước giới hạn khai thác các tầng chứa nước dưới đất…
Ủy ban Kinh tế cho rằng Luật cần điều chỉnh về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra để hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, bảo đảm nguyên tắc quản lý thống nhất, khai thác, sử dụng hỗn hợp, đa mục tiêu; khai thác mặt lợi phải kết hợp với phòng ngừa mặt hại.
Dự luật cần bổ sung quy định về quy hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước để làm cơ sở cho việc triển khai công tác điều tra cơ bản. Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng cần giao cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông nội tỉnh, quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm đảm bảo phù hợp với chủ trương phân cấp và sự quản lý Nhà nước thống nhất trong cả nước; đồng thời phải có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
Góp ý về dự án luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng tình với việc bên cạnh quy định về bảo vệ, dự luật cần quy định về công tác phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; đồng thời quy định vấn đề chuyển nhượng nguồn nước để áp dụng trên thực tế.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đề nghị cần đưa nguyên tắc tuân thủ các Điều ước quốc tế trong quản lý Nhà nước để làm cơ sở xử lý các vấn đề về nguồn nước có yếu tố nước ngoài, đồng thời điều chỉnh các quy định về thanh tra sử dụng tài nguyên nước trong dự thảo Luật sao cho phù hợp hơn với Luật Thanh tra./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)