Ngày 23/8, đoàn giám sát của Ban dân nguyện-Ủy ban Thường vụ Quốc hội do ông Trần Thế Vượng, Trưởng ban dân nguyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về thực hiện thu chi học phí, lệ phí và các khoản đóng góp khác của phụ huynh học sinh tại các cơ sở giáo dục.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội có quy mô lớn hàng đầu cả nước, với 2.509 cơ sở giáo dục, 44.384 nhóm lớp; 1.510.735 học sinh; 103.725 cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên (trong đó có 80.773 giáo viên) của các lớp học.
Giáo dục mầm non có 839 trường, tiểu học có 685 trường, trung học cơ sở có 594 trường, trung học phổ thông có 189 trường.
Bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội cho biết hiện nay, các cơ sở giáo dục của Hà Nội đang thu học phí ở sát mức tối thiểu của khung quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Hiện nguồn thu học phí ở các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông hàng năm ước khoảng 10% chi thường xuyên ngân sách địa phương dành cho giáo dục đào tạo đã hỗ trợ một phần đáng kể cho hoạt động giảng dạy và học tập của các nhà trường, tăng cường cơ sở vật chất, sửa chữa thường xuyên, mua sắm trang thiết bị giảng dạy và học tập, nâng cao đời sống cho giáo viên.
Vào đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội luôn có các đoàn kiểm tra công tác thu chi tại các cơ sở giáo dục và đào tạo. Qua kiểm tra, hầu hết các khoản thu chi theo quy định như học phí, các khoản thu thỏa thuận phục vụ trực tiếp cho học sinh như thu tiền ăn trưa, may đồng phục; thu chi hộ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể... các cơ sở giáo dục đều phản ánh, theo dõi trên sổ sách kế toán và chi theo quy chế chi tiêu nội bộ đã xây dựng.
Một số đơn vị tồn tại khoản thu tự nguyện do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra, đã được đoàn kiểm tra yêu cầu phải trả lại cha mẹ học sinh.
“Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban Nhân dân quận, huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và có chế tài xử lý nghiêm khắc các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện thu sai quy định, hoặc lạm thu các khoản đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh,” bà Phạm Thị Hồng Nga cho biết thêm.
Tuy nhiên, mức thu học phí đang áp dụng được xây dựng từ năm 2000 hiện nay là thấp so với thực tế và đòi hỏi của sự phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, nhiều mô hình giáo dục, đào tạo xuất hiện, vì vậy cũng cần phải có những quy định riêng về học phí cho từng đối tượng, mô hình cho phù hợp. Việc các cơ sở giáo dục và đào tạo phải trích 40% tổng thu học phí để thực hiện cải cách tiền lương phần nào đã ảnh hưởng đến việc giảng dạy, học tập của các trường và thu nhập giáo viên.
Thay mặt đoàn giám sát, ông Trần Thế Vượng cho rằng để khắc phục tình trạng này, việc quy định, hướng dẫn cụ thể kết hợp với kiểm tra, giám sát chặt chẽ của địa phương đối với công tác thu chi tại các cơ sở giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết.
Do còn nhiều ý kiến khác nhau về các khoản thu ngoài học phí của các cơ sở giáo dục nên đòi hỏi các cấp, các ngành phải rà soát, kiểm tra lại các nội dung liên quan để đề ra các giải pháp khắc phục, chấm dứt tình trạng lạm thu, định hướng các khoản thu khác sao cho phù hợp.
“Chúng ta phải nghiêm túc rà soát, thanh tra thật kỹ lưỡng các khoản thu, đồng thời phải tìm hiểu thật kỹ nhu cầu của người dân trong lĩnh vực giáo dục, từ đó có điều chỉnh chính sách hợp lý, phù hợp với thực tế,” ông Trần Thế Vượng nhấn mạnh./.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sau khi mở rộng địa giới hành chính, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội có quy mô lớn hàng đầu cả nước, với 2.509 cơ sở giáo dục, 44.384 nhóm lớp; 1.510.735 học sinh; 103.725 cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên (trong đó có 80.773 giáo viên) của các lớp học.
Giáo dục mầm non có 839 trường, tiểu học có 685 trường, trung học cơ sở có 594 trường, trung học phổ thông có 189 trường.
Bà Phạm Thị Hồng Nga, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội cho biết hiện nay, các cơ sở giáo dục của Hà Nội đang thu học phí ở sát mức tối thiểu của khung quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Hiện nguồn thu học phí ở các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông hàng năm ước khoảng 10% chi thường xuyên ngân sách địa phương dành cho giáo dục đào tạo đã hỗ trợ một phần đáng kể cho hoạt động giảng dạy và học tập của các nhà trường, tăng cường cơ sở vật chất, sửa chữa thường xuyên, mua sắm trang thiết bị giảng dạy và học tập, nâng cao đời sống cho giáo viên.
Vào đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội luôn có các đoàn kiểm tra công tác thu chi tại các cơ sở giáo dục và đào tạo. Qua kiểm tra, hầu hết các khoản thu chi theo quy định như học phí, các khoản thu thỏa thuận phục vụ trực tiếp cho học sinh như thu tiền ăn trưa, may đồng phục; thu chi hộ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể... các cơ sở giáo dục đều phản ánh, theo dõi trên sổ sách kế toán và chi theo quy chế chi tiêu nội bộ đã xây dựng.
Một số đơn vị tồn tại khoản thu tự nguyện do Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra, đã được đoàn kiểm tra yêu cầu phải trả lại cha mẹ học sinh.
“Ủy ban Nhân dân thành phố cũng đã chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban Nhân dân quận, huyện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và có chế tài xử lý nghiêm khắc các cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện thu sai quy định, hoặc lạm thu các khoản đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh,” bà Phạm Thị Hồng Nga cho biết thêm.
Tuy nhiên, mức thu học phí đang áp dụng được xây dựng từ năm 2000 hiện nay là thấp so với thực tế và đòi hỏi của sự phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, nhiều mô hình giáo dục, đào tạo xuất hiện, vì vậy cũng cần phải có những quy định riêng về học phí cho từng đối tượng, mô hình cho phù hợp. Việc các cơ sở giáo dục và đào tạo phải trích 40% tổng thu học phí để thực hiện cải cách tiền lương phần nào đã ảnh hưởng đến việc giảng dạy, học tập của các trường và thu nhập giáo viên.
Thay mặt đoàn giám sát, ông Trần Thế Vượng cho rằng để khắc phục tình trạng này, việc quy định, hướng dẫn cụ thể kết hợp với kiểm tra, giám sát chặt chẽ của địa phương đối với công tác thu chi tại các cơ sở giáo dục và đào tạo là hết sức cần thiết.
Do còn nhiều ý kiến khác nhau về các khoản thu ngoài học phí của các cơ sở giáo dục nên đòi hỏi các cấp, các ngành phải rà soát, kiểm tra lại các nội dung liên quan để đề ra các giải pháp khắc phục, chấm dứt tình trạng lạm thu, định hướng các khoản thu khác sao cho phù hợp.
“Chúng ta phải nghiêm túc rà soát, thanh tra thật kỹ lưỡng các khoản thu, đồng thời phải tìm hiểu thật kỹ nhu cầu của người dân trong lĩnh vực giáo dục, từ đó có điều chỉnh chính sách hợp lý, phù hợp với thực tế,” ông Trần Thế Vượng nhấn mạnh./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)