Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo, khả năng xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam trong năm 2012 chỉ tăng nhẹ so với năm trước vì nhiều doanh nghiệp vẫn đang lo ngại thiếu hụt nghiêm trọng lượng nguyên liệu trong nước.
Đáng chú ý, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường Nhật Bản trong năm nay chắc chắn sẽ khó có sự bứt phá, nhiều khả năng sẽ sụt giảm vào nửa đầu năm và có thể chỉ tăng khá vào nửa cuối năm.
Do vậy, VASEP khuyến cáo doanh nghiệp không trông chờ vào sự thay đổi sản lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu trong nước mà cần chủ động nhập khẩu nguyên liệu ngay từ đầu năm; đồng thời lưu ý các doanh nghiệp, tuy nhu cầu mực, bạch tuộc tại thị trường Nhật Bản vẫn rất cao nhưng rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ rất chặt chẽ.
Hiện nay, Việt Nam vẫn là 1 trong 3 đối tác quan trọng cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường Nhật Bản, trong đó thế mạnh của Việt Nam là sản phẩm mực sống, tươi, đông lạnh và bạch tuộc chế biến. Tuy nhiên, mực ống Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường Nhật Bản do giá xuất khẩu cao hơn so với các nguồn cung cấp khác như Hàn Quốc, Trung Quốc.
Năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc cả nước đạt 520,3 triệu USD, tăng 31,3% so với năm trước. Trong đó, những thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam nhiều nhất là Hàn Quốc, EU, Nhật Bản và một số nước ASEAN./.
Đáng chú ý, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường Nhật Bản trong năm nay chắc chắn sẽ khó có sự bứt phá, nhiều khả năng sẽ sụt giảm vào nửa đầu năm và có thể chỉ tăng khá vào nửa cuối năm.
Do vậy, VASEP khuyến cáo doanh nghiệp không trông chờ vào sự thay đổi sản lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu trong nước mà cần chủ động nhập khẩu nguyên liệu ngay từ đầu năm; đồng thời lưu ý các doanh nghiệp, tuy nhu cầu mực, bạch tuộc tại thị trường Nhật Bản vẫn rất cao nhưng rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ rất chặt chẽ.
Hiện nay, Việt Nam vẫn là 1 trong 3 đối tác quan trọng cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường Nhật Bản, trong đó thế mạnh của Việt Nam là sản phẩm mực sống, tươi, đông lạnh và bạch tuộc chế biến. Tuy nhiên, mực ống Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt tại thị trường Nhật Bản do giá xuất khẩu cao hơn so với các nguồn cung cấp khác như Hàn Quốc, Trung Quốc.
Năm 2011, tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc cả nước đạt 520,3 triệu USD, tăng 31,3% so với năm trước. Trong đó, những thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam nhiều nhất là Hàn Quốc, EU, Nhật Bản và một số nước ASEAN./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)