Giá trị xuất khẩu của cả ba nhóm hàng nông-lâm-thủy sản tăng mạnh trong tháng Tư đã kéo tổng kim ngạch xuất khẩu chung của các nhóm hàng này trong bốn tháng đầu năm tăng tới 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 5,6 tỷ USD.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong thành tích trên, nông sản đóng góp hơn 3 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; thủy sản hơn 1,2 tỷ USD, tăng 17% và lâm sản 1,1 tỷ USD, tăng 33%.
Trong điều kiện phải tuân thủ Đạo luật Lacey của Mỹ về truy xuất nguồn gốc nguyên liệu gỗ trong sản phẩm đồ gỗ, xuất khẩu gỗ trong tháng Tư vẫn đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay, đưa kim ngạch xuất khẩu bốn tháng đầu năm của mặt hàng này lên trên 1 tỷ USD, tăng trên 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Với đà tăng trưởng này, mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD trong năm nay khá khả thi.
Trong nhóm hàng thủy sản, cá tra, basa và tôm đông lạnh vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo với giá trị tương ứng là gần 307 triệu USD và 220 triệu USD, tăng lần lượt 15% và 11% so với cùng kỳ năm ngoái. EU tiếp tục là khối thị trường đứng đầu tiêu thụ thủy sản Việt Nam, tiếp theo là Nhật, Mỹ.
Mặc dù lượng gạo xuất khẩu trong bốn tháng đầu năm giảm 13%, đạt 2,1 triệu tấn, song giá trị xuất khẩu vẫn đạt xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái, gần 1,2 tỷ USD do giá gạo xuất khẩu bình quân tăng 20%.
Cao su và hạt tiêu cũng là những mặt hàng đạt thành tích cao về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Tính chung bốn tháng, xuất khẩu cao su đạt 173.000 tấn, thu về 445 triệu USD, tăng 23% về lượng, nhưng kim ngạch lại gấp hơn hai lần so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Cao su Việt Nam dự báo năm nay Việt Nam có thể xuất khẩu 780.000 tấn cao su, với kim ngạch 1,7-1,8 tỉ USD, do giá cao su tăng liên tục từ giữa năm 2009 đến nay trong khi nguồn cung trên thị trường thế giới sụt giảm.
Đối với hạt tiêu, cả ba thị trường tiêu thụ tiêu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Đức, Ấn Độ đều có sự tăng trưởng vượt bậc, với khối lượng và giá trị xuất khẩu gấp từ 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bốn tháng qua, cả nước xuất khẩu 43.000 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 130 triệu USD, tăng hơn 9% về lượng và 39% về kim ngạch.
Trái với xu thế bứt phá của hầu hết các mặt hàng nông-lâm-thủy sản, xuất khẩu càphê lại sụt giảm mạnh cả về lượng và giá trị. Tổng lượng càphê xuất khẩu trong bốn tháng chỉ đạt 465.000 tấn, đạt 651 triệu USD, giảm 16% về lượng và 21% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc càphê robusta của Việt Nam vừa được đưa lên sàn giao dịch hàng hóa Singapore (Sicom) và Sở giao dịch chứng khoán Singapore chính thức cung cấp dịch vụ giao dịch hợp đồng càphê robusta (Sicom Coffee) từ ngày 22/4 sẽ là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này tromg thời gian tới.
Điểm đáng lưu ý là nhập khẩu vật tư nông nghiệp và một số loại nông sản đã tăng rất mạnh trong bốn tháng đầu năm, với kim ngạch xấp xỉ 5 tỷ USD, tăng tới 77% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn nhiều so với tăng trưởng nhập khẩu như hiện nay, giới chuyên gia lo ngại rằng việc giữ vững vị thế xuất siêu của nhóm hàng nông-lâm-thủy sản sẽ rất khó khăn, nếu không có giải pháp kìm chế nhập khẩu kịp thời./.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong thành tích trên, nông sản đóng góp hơn 3 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước; thủy sản hơn 1,2 tỷ USD, tăng 17% và lâm sản 1,1 tỷ USD, tăng 33%.
Trong điều kiện phải tuân thủ Đạo luật Lacey của Mỹ về truy xuất nguồn gốc nguyên liệu gỗ trong sản phẩm đồ gỗ, xuất khẩu gỗ trong tháng Tư vẫn đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay, đưa kim ngạch xuất khẩu bốn tháng đầu năm của mặt hàng này lên trên 1 tỷ USD, tăng trên 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Với đà tăng trưởng này, mục tiêu xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD trong năm nay khá khả thi.
Trong nhóm hàng thủy sản, cá tra, basa và tôm đông lạnh vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo với giá trị tương ứng là gần 307 triệu USD và 220 triệu USD, tăng lần lượt 15% và 11% so với cùng kỳ năm ngoái. EU tiếp tục là khối thị trường đứng đầu tiêu thụ thủy sản Việt Nam, tiếp theo là Nhật, Mỹ.
Mặc dù lượng gạo xuất khẩu trong bốn tháng đầu năm giảm 13%, đạt 2,1 triệu tấn, song giá trị xuất khẩu vẫn đạt xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái, gần 1,2 tỷ USD do giá gạo xuất khẩu bình quân tăng 20%.
Cao su và hạt tiêu cũng là những mặt hàng đạt thành tích cao về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Tính chung bốn tháng, xuất khẩu cao su đạt 173.000 tấn, thu về 445 triệu USD, tăng 23% về lượng, nhưng kim ngạch lại gấp hơn hai lần so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Cao su Việt Nam dự báo năm nay Việt Nam có thể xuất khẩu 780.000 tấn cao su, với kim ngạch 1,7-1,8 tỉ USD, do giá cao su tăng liên tục từ giữa năm 2009 đến nay trong khi nguồn cung trên thị trường thế giới sụt giảm.
Đối với hạt tiêu, cả ba thị trường tiêu thụ tiêu lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Đức, Ấn Độ đều có sự tăng trưởng vượt bậc, với khối lượng và giá trị xuất khẩu gấp từ 2-3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bốn tháng qua, cả nước xuất khẩu 43.000 tấn hạt tiêu, đạt giá trị 130 triệu USD, tăng hơn 9% về lượng và 39% về kim ngạch.
Trái với xu thế bứt phá của hầu hết các mặt hàng nông-lâm-thủy sản, xuất khẩu càphê lại sụt giảm mạnh cả về lượng và giá trị. Tổng lượng càphê xuất khẩu trong bốn tháng chỉ đạt 465.000 tấn, đạt 651 triệu USD, giảm 16% về lượng và 21% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc càphê robusta của Việt Nam vừa được đưa lên sàn giao dịch hàng hóa Singapore (Sicom) và Sở giao dịch chứng khoán Singapore chính thức cung cấp dịch vụ giao dịch hợp đồng càphê robusta (Sicom Coffee) từ ngày 22/4 sẽ là những điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này tromg thời gian tới.
Điểm đáng lưu ý là nhập khẩu vật tư nông nghiệp và một số loại nông sản đã tăng rất mạnh trong bốn tháng đầu năm, với kim ngạch xấp xỉ 5 tỷ USD, tăng tới 77% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn nhiều so với tăng trưởng nhập khẩu như hiện nay, giới chuyên gia lo ngại rằng việc giữ vững vị thế xuất siêu của nhóm hàng nông-lâm-thủy sản sẽ rất khó khăn, nếu không có giải pháp kìm chế nhập khẩu kịp thời./.
Ngọc Dung (Vietnam+)