Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong bảy tháng qua, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã đạt mức 10,13 tỷ USD, tăng 14,21% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong số đó, các mặt hàng nông sản chính đạt 5,35 tỷ USD, thủy sản đạt 2,45 tỷ USD, lâm sản đạt 1,91 tỷ USD.
Lượng gạo xuất khẩu hiện đã đạt đến con số 4 triệu tấn với tổng kim ngạch 1,97 tỷ USD, giảm 4,98% về lượng nhưng giá trị xuất khẩu ở mức xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2010, giao dịch gạo trên thị trường thế giới có phần chững lại, các nguồn cung lớn hạn chế xuất gạo để giữ giá còn các nước nhập khẩu cũng thận trọng trong trả giá, vì vậy giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ khoảng 6,66% so với cùng kỳ năm 2009.
Hiện giá xuất khẩu gạo bình quân 6 tháng đầu năm đạt 500 USD/tấn, dự kiến sẽ duy trì ổn định trong thời gian tới.
Phần lớn các thị trường xuất khẩu gạo đều giảm cả về lượng và giá trị trừ ba thị trường có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2009 là Singapore (tăng gấp 2 lần), Đài Loan (tăng gấp 3 lần) và Hongkong (tăng gấp hơn 3,5 lần).
Giá lúa Hè Thu cũng đang tăng trở lại nhờ chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo của Chính phủ.
Đối với càphê, lượng xuất khẩu trong 7 tháng qua cũng đạt 754.000 tấn và 1,06 tỷ USD về giá trị, giảm 4,3% về lượng và giảm tới 9,22% về giá trị.
Các nhà xuất khẩu càphê của Việt Nam vẫn tiếp tục gặp khó khăn do bị ép giá trên thị trường xuất khẩu còn trong nước lại không đủ tiềm lực tài chính để cạnh tranh với các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài.
Giá càphê xuất khẩu đang giảm nhẹ, bình quân sáu tháng chỉ ở mức 1.399 USD/tấn giảm, khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2009.
Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu như caosu, hạt điều, tiêu... đều có mức tăng trưởng cả về lượng và giá trị xuất khẩu so với năm 2009. Riêng cao su có sự tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, giá cao su xuất khẩu bình quân sáu tháng đầu năm đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2009.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng lâm sản và đồ gỗ hiện đã ký được hợp đồng đến cuối năm 2010 với các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự kiến, đến cuối năm các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tăng về lượng và giá trị xuất khẩu./.
Trong số đó, các mặt hàng nông sản chính đạt 5,35 tỷ USD, thủy sản đạt 2,45 tỷ USD, lâm sản đạt 1,91 tỷ USD.
Lượng gạo xuất khẩu hiện đã đạt đến con số 4 triệu tấn với tổng kim ngạch 1,97 tỷ USD, giảm 4,98% về lượng nhưng giá trị xuất khẩu ở mức xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2010, giao dịch gạo trên thị trường thế giới có phần chững lại, các nguồn cung lớn hạn chế xuất gạo để giữ giá còn các nước nhập khẩu cũng thận trọng trong trả giá, vì vậy giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ khoảng 6,66% so với cùng kỳ năm 2009.
Hiện giá xuất khẩu gạo bình quân 6 tháng đầu năm đạt 500 USD/tấn, dự kiến sẽ duy trì ổn định trong thời gian tới.
Phần lớn các thị trường xuất khẩu gạo đều giảm cả về lượng và giá trị trừ ba thị trường có sự tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2009 là Singapore (tăng gấp 2 lần), Đài Loan (tăng gấp 3 lần) và Hongkong (tăng gấp hơn 3,5 lần).
Giá lúa Hè Thu cũng đang tăng trở lại nhờ chủ trương mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo của Chính phủ.
Đối với càphê, lượng xuất khẩu trong 7 tháng qua cũng đạt 754.000 tấn và 1,06 tỷ USD về giá trị, giảm 4,3% về lượng và giảm tới 9,22% về giá trị.
Các nhà xuất khẩu càphê của Việt Nam vẫn tiếp tục gặp khó khăn do bị ép giá trên thị trường xuất khẩu còn trong nước lại không đủ tiềm lực tài chính để cạnh tranh với các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài.
Giá càphê xuất khẩu đang giảm nhẹ, bình quân sáu tháng chỉ ở mức 1.399 USD/tấn giảm, khoảng 6% so với cùng kỳ năm 2009.
Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu như caosu, hạt điều, tiêu... đều có mức tăng trưởng cả về lượng và giá trị xuất khẩu so với năm 2009. Riêng cao su có sự tăng trưởng ở hầu hết các thị trường, giá cao su xuất khẩu bình quân sáu tháng đầu năm đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2009.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng lâm sản và đồ gỗ hiện đã ký được hợp đồng đến cuối năm 2010 với các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn dự kiến, đến cuối năm các mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tăng về lượng và giá trị xuất khẩu./.
Hoàng Linh (TTXVN/Vietnam+)