Ông Lê Doãn Hợp (Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam) cho biết đang xúc tiến thành lập Trung tâm bản quyền số, qua đó sẽ thúc đẩy việc thực thi bản quyền trong lĩnh vực này tại Việt Nam.
Thông tin trên được ông Hợp chia sẻ tại Hội thảo Quốc tế Công nghệ và Nội dung số do Sở Công thương Hà Nội tổ chức ngày 3/12.
Theo ông Hợp, với sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet, ngành công nghiệp nội dung số của Việt Nam trong những năm qua có những bước phát triển mạnh.
Tính đến tháng 9/2012, Việt Nam có hơn 31 triệu người sử dụng (chiếm 35,49%), đứng thứ 18 trên tổng số 20 quốc gia có số lượng người dùng Internet nhiều nhất trên thế giới, xếp thứ 8 tại khu vực châu Á và thứ 3 Đông Nam Á. Số lượng thuê bao 3G đã đạt mốc trên 16 triệu, chiếm 18% dân số.
Tuy đã có nền tảng công nghệ tốt, số người sử dụng đông đảo nhưng vẫn còn nhiều rào cản để đưa nội dung số phát triển. Ông Hợp cho rằng đó chính là việc nhận thức chưa đúng tầm, cơ quan quản lý nhà nước còn lúng túng trong quản lý nội dung trên Internet dẫn đến nhiều nội dung xấu chưa được kiểm soát.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các nhà mạng với các công ty cung cấp nội dung chưa công bằng, điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới việc phát triển nội dung trên di động. Việc đầu tư hạ tầng công nghệ, viễn thông, truyền hình số… dàn trải, lãng phí. Nguồn nhân lực cao về truyền thông số còn thiếu hụt (hiện, chúng ta chỉ có khoảng 600.000 kỹ sư, trong khi nhu cầu xã hội cần tới 2 triệu kỹ sư công nghệ.)
Các diễn giả tại Hội thảo cũng chỉ ra rằng, vấn nạn bản quyền về nội dung số hiện nay cũng là một trong những vấn đề lớn nhất để cản trở ngành công nghiệp này phát triển.
Ông Bùi Trường Sơn, Tổng Giám đốc Felix cho hay, một trong những ưu điểm của nội dung số chính là việc dễ sao chép, nhưng đó cũng là nhược điểm rất lớn dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền đang diễn ra.
“Việc phát hiện ra vi phạm bản quyền là không khó, nhưng vấn đề thực thi pháp luật sẽ khá mất thời gian,” ông Sơn nói.
Để hạn chế, bà Lê Thúy Hạnh, Phó Tổng giám đốc Micronet cho rằng, cần phải nâng cao nhận thức, đào tạo về bản quyền nội dung số.
Bà Sue Brooks (Hãng thông tấn AP) thì chia sẻ, ở Anh quốc đã có chiến dịch nâng cao nhận thức về vấn đề này. Thông qua các chiến dịch truyền thông, người dân đã dần nhận thức ra và đây chắc chắn là quá trình mà Việt Nam phải trải qua.
Về phía mình, ông Lê Doãn Hợp cho biết Hội truyền thông số Việt Nam đang xin phép để thành lập Trung tâm bản quyền nội dung số, qua đó sẽ thúc đẩy việc thực thi bản quyền trong lĩnh vực này tại Việt Nam.
Thông tin trên được ông Hợp chia sẻ tại Hội thảo Quốc tế Công nghệ và Nội dung số do Sở Công thương Hà Nội tổ chức ngày 3/12.
Theo ông Hợp, với sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet, ngành công nghiệp nội dung số của Việt Nam trong những năm qua có những bước phát triển mạnh.
Tính đến tháng 9/2012, Việt Nam có hơn 31 triệu người sử dụng (chiếm 35,49%), đứng thứ 18 trên tổng số 20 quốc gia có số lượng người dùng Internet nhiều nhất trên thế giới, xếp thứ 8 tại khu vực châu Á và thứ 3 Đông Nam Á. Số lượng thuê bao 3G đã đạt mốc trên 16 triệu, chiếm 18% dân số.
Tuy đã có nền tảng công nghệ tốt, số người sử dụng đông đảo nhưng vẫn còn nhiều rào cản để đưa nội dung số phát triển. Ông Hợp cho rằng đó chính là việc nhận thức chưa đúng tầm, cơ quan quản lý nhà nước còn lúng túng trong quản lý nội dung trên Internet dẫn đến nhiều nội dung xấu chưa được kiểm soát.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các nhà mạng với các công ty cung cấp nội dung chưa công bằng, điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới việc phát triển nội dung trên di động. Việc đầu tư hạ tầng công nghệ, viễn thông, truyền hình số… dàn trải, lãng phí. Nguồn nhân lực cao về truyền thông số còn thiếu hụt (hiện, chúng ta chỉ có khoảng 600.000 kỹ sư, trong khi nhu cầu xã hội cần tới 2 triệu kỹ sư công nghệ.)
Các diễn giả tại Hội thảo cũng chỉ ra rằng, vấn nạn bản quyền về nội dung số hiện nay cũng là một trong những vấn đề lớn nhất để cản trở ngành công nghiệp này phát triển.
Ông Bùi Trường Sơn, Tổng Giám đốc Felix cho hay, một trong những ưu điểm của nội dung số chính là việc dễ sao chép, nhưng đó cũng là nhược điểm rất lớn dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền đang diễn ra.
“Việc phát hiện ra vi phạm bản quyền là không khó, nhưng vấn đề thực thi pháp luật sẽ khá mất thời gian,” ông Sơn nói.
Để hạn chế, bà Lê Thúy Hạnh, Phó Tổng giám đốc Micronet cho rằng, cần phải nâng cao nhận thức, đào tạo về bản quyền nội dung số.
Bà Sue Brooks (Hãng thông tấn AP) thì chia sẻ, ở Anh quốc đã có chiến dịch nâng cao nhận thức về vấn đề này. Thông qua các chiến dịch truyền thông, người dân đã dần nhận thức ra và đây chắc chắn là quá trình mà Việt Nam phải trải qua.
Về phía mình, ông Lê Doãn Hợp cho biết Hội truyền thông số Việt Nam đang xin phép để thành lập Trung tâm bản quyền nội dung số, qua đó sẽ thúc đẩy việc thực thi bản quyền trong lĩnh vực này tại Việt Nam.
Với chủ đề “Cách mạng công nghệ và sự phát triển của công nghiệp ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và nội dung số tại Việt Nam,” Hội thảo công nghệ và nội dung số đã thu hút được rất đông các diễn giả tham gia. Hội thảo đã xoay quanh ba chuyên đề: Sự hội tụ của công nghệ thông tin, internet, viễn thông di động và công nghiệp nội dung số; Số hóa truyền thông; Ứng dụng kinh doanh trên mạng Internet và viễn thông di động. Tại Hội thảo, các diễn giả đã đưa ra các góc nhìn, ý kiến đánh giá để đưa ra nhận thức đúng đắn và tiềm năng kinh tế của ngành công nghiệp này. Từ đó, đưa ra định hướng phát triển ngành công nghiệp nội dung số một cách khoa học và bền vững trên thành phố Hà Nội cũng như trên cả nước. Hội thảo được sự bảo trợ thông tin của tạp chí Doanh nhân, Stuff, báo điện tử VietnamPlus. |
Trung Hiền (Vietnam+)