Trong ngày họp cuối của phiên họp toàn thể mới đây, Nghị viện châu Âu đã quyết định từ chối thông qua các tài khoản được lập năm 2010 của ba cơ quan thuộc Liên minh châu Âu (EU) đang bị coi là có xung đột lợi ích.
Hội đồng các bộ trưởng của EU, hiện đang từ chối tiết lộ cách thức họ chi tiêu, cũng đã nhận được cảnh báo.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra một ngày sau khi Diana Banaty, một quan chức cấp cao, từ chức khỏi cơ quan an toàn thực phẩm của EU (Efsa) ở Italy để sang làm cho chính công ty chuyên vận động hành lang về thực phẩm mà bà bị chỉ trích vì đã là thành viên từ cách đây hai năm.
Ủy ban châu Âu cho rằng tuy một hành động như vậy là “không bất hợp pháp,” nó vẫn “đi ngược lại tinh thần độc lập của Efsa” và cam kết sẽ làm việc với các nước thành viên Liên minh châu Âu và Nghị viện châu Âu để đưa ra quy định mới về “thời gian nghỉ làm việc” đối với các nhân viên của cơ quan này trước khi nhận một công việc mới.
Trước đó, phái Xã hội và đa số nhóm trung hữu EPP - nhóm chính trị lớn nhất và nhiều ảnh hưởng nhất tại Nghị viện châu Âu - đã khuyên các thành viên của họ bỏ phiếu chống lại việc phong tỏa ngân sách của Efsa, nhưng tổng cộng 321 nghị sỹ châu Âu đã bỏ phiếu tán thành biện pháp này trong khi có 306 phiếu chống và 14 phiếu trắng.
Một cuộc bỏ phiếu kín tương tự đã được đăng ký tiến hành đối với Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), có giám đốc cũng là thành viên của một tổ chức phi chính phủ (NGO) được nhận tiền của EU để tổ chức “các khóa đào tạo” cho nhân viên EEA tại vùng Caribe. Việc phong tỏa ngân sách 2010 của EEA nhận được 329 phiếu tán thành, 291 phiếu phản đối và 20 phiếu trắng.
Cơ quan Thuốc của châu Âu (EMA) có trụ sở tại London - mà giám đốc đã bỏ khỏi ngành này, còn một quan chức khác phải từ chức vì vụ bê bối thuốc men tại Pháp - nhận được tới 340 phiếu tán thành việc phong tỏa tài khoản, 268 phiếu chống và 14 phiếu trắng.
Nghị sỹ người Romania thuộc phái trung hữu Monica Macovei, người soạn thảo báo cáo về quan điểm của EP, nói sau cuộc bỏ phiếu: “Tôi biết rằng rất khó tìm được chuyên gia ngành này, đây là một thực tế. Nhưng chúng ta cần có sự quản lý tình hình và đảm bảo rằng những quyết định của các chuyên gia này đưa ra là thực sự vì lợi ích của công chúng.”
Bà cho biết các cơ quan sẽ có thời gian vài tháng để thực thi các quy định mới về tuyển mộ và công bố lý lịch của tất cả nhân viên, giám đốc và các chuyên gia khoa học.
Trong khi đó, Hội đồng các bộ trưởng - cơ quan chuyên chuẩn bị các cuộc họp cho các nhà ngoại giao, các bộ trưởng và các nhà lãnh đạo của EU - tiếp tục tuyên bố rằng họ không có nghĩa vụ phải công khai hồ sơ cho các nghị sỹ của Nghị viện châu Âu, gây ra sự phản ứng gay gắt gần như của toàn thể các nghị sỹ: có tới 640 phiếu tán thành việc phong tỏa tài khoản này.
Nghị sỹ người Đức thuộc phái Tự do Michael Theurer, người hiện là chủ tịch Ủy ban kiểm soát ngân sách của EP, cho biết: “Hiện hội đồng vẫn chưa trả lời các câu hỏi của chúng tôi, điều này là không thể chấp nhận được.”
Đặc biệt, các nghị sỹ EP đang rất quan tâm đến việc liệu hội đồng có chi “quá tay” cho việc xây dựng trụ sở mới trị giá 240 triệu euro, đang được tiến hành tại Brussels, hay không. Họ cũng muốn biết ngân quỹ được sử dụng như thế nào trong cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu mới ra đời./.
Hội đồng các bộ trưởng của EU, hiện đang từ chối tiết lộ cách thức họ chi tiêu, cũng đã nhận được cảnh báo.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra một ngày sau khi Diana Banaty, một quan chức cấp cao, từ chức khỏi cơ quan an toàn thực phẩm của EU (Efsa) ở Italy để sang làm cho chính công ty chuyên vận động hành lang về thực phẩm mà bà bị chỉ trích vì đã là thành viên từ cách đây hai năm.
Ủy ban châu Âu cho rằng tuy một hành động như vậy là “không bất hợp pháp,” nó vẫn “đi ngược lại tinh thần độc lập của Efsa” và cam kết sẽ làm việc với các nước thành viên Liên minh châu Âu và Nghị viện châu Âu để đưa ra quy định mới về “thời gian nghỉ làm việc” đối với các nhân viên của cơ quan này trước khi nhận một công việc mới.
Trước đó, phái Xã hội và đa số nhóm trung hữu EPP - nhóm chính trị lớn nhất và nhiều ảnh hưởng nhất tại Nghị viện châu Âu - đã khuyên các thành viên của họ bỏ phiếu chống lại việc phong tỏa ngân sách của Efsa, nhưng tổng cộng 321 nghị sỹ châu Âu đã bỏ phiếu tán thành biện pháp này trong khi có 306 phiếu chống và 14 phiếu trắng.
Một cuộc bỏ phiếu kín tương tự đã được đăng ký tiến hành đối với Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), có giám đốc cũng là thành viên của một tổ chức phi chính phủ (NGO) được nhận tiền của EU để tổ chức “các khóa đào tạo” cho nhân viên EEA tại vùng Caribe. Việc phong tỏa ngân sách 2010 của EEA nhận được 329 phiếu tán thành, 291 phiếu phản đối và 20 phiếu trắng.
Cơ quan Thuốc của châu Âu (EMA) có trụ sở tại London - mà giám đốc đã bỏ khỏi ngành này, còn một quan chức khác phải từ chức vì vụ bê bối thuốc men tại Pháp - nhận được tới 340 phiếu tán thành việc phong tỏa tài khoản, 268 phiếu chống và 14 phiếu trắng.
Nghị sỹ người Romania thuộc phái trung hữu Monica Macovei, người soạn thảo báo cáo về quan điểm của EP, nói sau cuộc bỏ phiếu: “Tôi biết rằng rất khó tìm được chuyên gia ngành này, đây là một thực tế. Nhưng chúng ta cần có sự quản lý tình hình và đảm bảo rằng những quyết định của các chuyên gia này đưa ra là thực sự vì lợi ích của công chúng.”
Bà cho biết các cơ quan sẽ có thời gian vài tháng để thực thi các quy định mới về tuyển mộ và công bố lý lịch của tất cả nhân viên, giám đốc và các chuyên gia khoa học.
Trong khi đó, Hội đồng các bộ trưởng - cơ quan chuyên chuẩn bị các cuộc họp cho các nhà ngoại giao, các bộ trưởng và các nhà lãnh đạo của EU - tiếp tục tuyên bố rằng họ không có nghĩa vụ phải công khai hồ sơ cho các nghị sỹ của Nghị viện châu Âu, gây ra sự phản ứng gay gắt gần như của toàn thể các nghị sỹ: có tới 640 phiếu tán thành việc phong tỏa tài khoản này.
Nghị sỹ người Đức thuộc phái Tự do Michael Theurer, người hiện là chủ tịch Ủy ban kiểm soát ngân sách của EP, cho biết: “Hiện hội đồng vẫn chưa trả lời các câu hỏi của chúng tôi, điều này là không thể chấp nhận được.”
Đặc biệt, các nghị sỹ EP đang rất quan tâm đến việc liệu hội đồng có chi “quá tay” cho việc xây dựng trụ sở mới trị giá 240 triệu euro, đang được tiến hành tại Brussels, hay không. Họ cũng muốn biết ngân quỹ được sử dụng như thế nào trong cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu mới ra đời./.
Thái Vân/Brussels (Vietnam+)