Sự từ chức của một nhà khoa học hàng đầu tại Cơ quan Quản lý Dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU) đã lại làm dấy lên mối quan ngại về y đức, về vấn đề xung đột lợi ích làm mất lòng tin của người tiêu dùng.
Trang tin Euobsever cho biết ngày 4/4, Eric Abadie, một chuyên gia nổi tiếng của Pháp về bệnh tiểu đường và tim mạch đã từ nhiệm khỏi vị trí cố vấn khoa học cho Cơ quan Quản lý Dược của EU, một vị trí ông đã nắm giữ suốt 5 năm qua.
Trước đó, chuyên gia này đã bị Cục Quản lý Dược Quốc gia của Pháp sa thải, và bản thân cơ quan này cũng đang bị sa lầy vào các vụ bê bối liên quan đến việc cấp phép cho các loại dược phẩm điều trị bệnh tiểu đường và các chất cấy ghép nâng ngực có chứa độc tố.
Phát biểu với báo chí, người phát ngôn của Cơ quan Quản lý Dược EU - Martin Harvey – nói rằng Tiến sỹ Abadie hiện không bị truy cứu bất cứ trách nhiệm hình sự nào và giải thích sự từ nhiệm trên có liên quan đến vai trò khác của chuyên gia này với tư cách là cố vấn khoa học hàng đầu của Cục Quản lý Dược Quốc gia của Pháp.
Người phát ngôn này phủ nhận sự xung đột lợi ích vì hầu hết các chuyên gia có chân trong Hội đồng Khoa học của Cơ quan QL Dược của EU cũng đóng vai trò tương tự tại các Cơ quan Quản Lý Dược của các quốc gia thành viên.
Ông nói: "Thông lệ này không tạo ra sự xung đột lợi ích bởi lẽ một điều quan trọng là các cơ quan cấp quốc gia và cơ quan của liên minh phải phối hợp chặt chẽ với nhau".
Tuy nhiên hiện tại, Cục Quản lý Dược Quốc gia của Pháp đang chịu sự soi xét gắt gao do việc vẫn chưa rút phép lưu hành thuốc "Mediator", một loại dược phẩm điều trị bệnh tiểu đường - và là một trong những lĩnh vực chuyên môn của Tiến sỹ Abadie.
Biệt dược "Mediator", được cho là thủ phạm đã giết chết ít nhất 500 bệnh nhân tại Pháp và đã bị rút phép lưu hành ở nhiều quốc gia.
Vào tháng 12 năm ngoái, cơ quan này cũng bị chỉ trích do đã cấp phép cho phẫu thuật nâng ngực có sử dụng chất silicon công nghiệp do hãng PIP, hiện đã phá sản, sản xuất.
Trả lời câu hỏi của Eurobserver, người phát ngôn của Cơ quan Quản lý Dược của Pháp nói việc từ chức của Tiến sỹ Abadie là do vị trí mà chuyên gia này nắm giữ đã được tinh giản trong quá trình “tổ chức lại” cơ quan này hồi tháng 12 năm ngoái, đỉnh điểm của vụ bê bối cấy ghép ngực liên quan đến hãng PIP.
Nữ phát ngôn này từ chối bình luận về những vụ bê bối tại cơ quan trên và mối liên quan đến các nhận xét khoa học của Tiến sỹ Abadie với tư cách là thành viên của Hội đồng Khoa học.
Bà giải thích: "Việc từ nhiệm của Tiến sỹ tại Cơ quan Quản lý Dược EU là do tiền lương cho chức vụ này được chi trả bởi Chính phủ Pháp và vị Giám đốc tại cơ quan EU này đã không có câu trả lời thuận lợi về việc tiếp quản trách nhiệm chi trả lương cho Tiến sỹ từ Chính phủ Pháp".
Cơ quan Quản lý Dược EU cũng đã bị chỉ trích do việc làm ngơ trước những mối quan hệ gần gũi của các quan chức của cơ quan này với các hãng dược phẩm qua sự kiện vị cựu giám đốc của cơ quan này đã nhận chức vụ tư vấn cho một hãng dược chỉ vài ngày sau khi nghỉ hưu cuối năm 2010.
Thêm vào đó, tháng trước, các Nghị sỹ EU trong Ủy ban Kiểm soát Ngân sách đã từ chối thông qua quyết toán tài khóa 2010 của Cơ quan Quản lý Dược EU do các vấn đề về xung đột lợi ích.
Mặc dù nhiều lý do được đưa ra để đánh tan mối nghi ngại ngày càng gia tăng về vấn đề y đức, Monica Macovei, Nghị sỹ đại diện cho Rumani và là người chuẩn bị báo cáo của Ủy ban nhận xét: "Vụ việc của Tiến sỹ Abadie lại là một ví dụ nữa cho thấy sự cần thiết phải có các chuyên gia độc lập làm việc chuyên trách tại cơ quan này của EU và không đồng thời phục vụ tại các cơ quan quản lý dược quốc gia hoặc các tổ chức khác.
Sự xung đột lợi ích ở đây không chỉ là việc bẻ cong các quy định để tư lợi mà còn gây nguy hiểm cho sự an toàn của xã hội".
Các tổ chức bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng ủng hộ nhiệt tình quan điểm của nữ Nghị sỹ này.
Jonathan La Morte thuộc Tổ chức Beuc, liên minh của các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, phát biểu: "Chúng tôi đang cố gắng khích lệ các cơ quan này nỗ lực giải quyết vấn đề xung đột lợi ích nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng".
Tháng trước, Liên minh Beuc đã đệ trình một bản tài liệu bày tỏ quan điểm lên Nghị Viện Châu Âu, trong đó nhấn mạnh "việc kiểm soát có hiệu quả vấn đề xung đột lợi ích là vấn đề cốt lõi trong việc duy trì lòng tin của người tiêu dùng vào tính độc lập và chất lượng của các kết luận khoa học do Cơ quan Quản lý Dược EU ban hành và trên hết là vì sự an toàn của dược phẩm được phân phối đến người tiêu dùng./."
Trang tin Euobsever cho biết ngày 4/4, Eric Abadie, một chuyên gia nổi tiếng của Pháp về bệnh tiểu đường và tim mạch đã từ nhiệm khỏi vị trí cố vấn khoa học cho Cơ quan Quản lý Dược của EU, một vị trí ông đã nắm giữ suốt 5 năm qua.
Trước đó, chuyên gia này đã bị Cục Quản lý Dược Quốc gia của Pháp sa thải, và bản thân cơ quan này cũng đang bị sa lầy vào các vụ bê bối liên quan đến việc cấp phép cho các loại dược phẩm điều trị bệnh tiểu đường và các chất cấy ghép nâng ngực có chứa độc tố.
Phát biểu với báo chí, người phát ngôn của Cơ quan Quản lý Dược EU - Martin Harvey – nói rằng Tiến sỹ Abadie hiện không bị truy cứu bất cứ trách nhiệm hình sự nào và giải thích sự từ nhiệm trên có liên quan đến vai trò khác của chuyên gia này với tư cách là cố vấn khoa học hàng đầu của Cục Quản lý Dược Quốc gia của Pháp.
Người phát ngôn này phủ nhận sự xung đột lợi ích vì hầu hết các chuyên gia có chân trong Hội đồng Khoa học của Cơ quan QL Dược của EU cũng đóng vai trò tương tự tại các Cơ quan Quản Lý Dược của các quốc gia thành viên.
Ông nói: "Thông lệ này không tạo ra sự xung đột lợi ích bởi lẽ một điều quan trọng là các cơ quan cấp quốc gia và cơ quan của liên minh phải phối hợp chặt chẽ với nhau".
Tuy nhiên hiện tại, Cục Quản lý Dược Quốc gia của Pháp đang chịu sự soi xét gắt gao do việc vẫn chưa rút phép lưu hành thuốc "Mediator", một loại dược phẩm điều trị bệnh tiểu đường - và là một trong những lĩnh vực chuyên môn của Tiến sỹ Abadie.
Biệt dược "Mediator", được cho là thủ phạm đã giết chết ít nhất 500 bệnh nhân tại Pháp và đã bị rút phép lưu hành ở nhiều quốc gia.
Vào tháng 12 năm ngoái, cơ quan này cũng bị chỉ trích do đã cấp phép cho phẫu thuật nâng ngực có sử dụng chất silicon công nghiệp do hãng PIP, hiện đã phá sản, sản xuất.
Trả lời câu hỏi của Eurobserver, người phát ngôn của Cơ quan Quản lý Dược của Pháp nói việc từ chức của Tiến sỹ Abadie là do vị trí mà chuyên gia này nắm giữ đã được tinh giản trong quá trình “tổ chức lại” cơ quan này hồi tháng 12 năm ngoái, đỉnh điểm của vụ bê bối cấy ghép ngực liên quan đến hãng PIP.
Nữ phát ngôn này từ chối bình luận về những vụ bê bối tại cơ quan trên và mối liên quan đến các nhận xét khoa học của Tiến sỹ Abadie với tư cách là thành viên của Hội đồng Khoa học.
Bà giải thích: "Việc từ nhiệm của Tiến sỹ tại Cơ quan Quản lý Dược EU là do tiền lương cho chức vụ này được chi trả bởi Chính phủ Pháp và vị Giám đốc tại cơ quan EU này đã không có câu trả lời thuận lợi về việc tiếp quản trách nhiệm chi trả lương cho Tiến sỹ từ Chính phủ Pháp".
Cơ quan Quản lý Dược EU cũng đã bị chỉ trích do việc làm ngơ trước những mối quan hệ gần gũi của các quan chức của cơ quan này với các hãng dược phẩm qua sự kiện vị cựu giám đốc của cơ quan này đã nhận chức vụ tư vấn cho một hãng dược chỉ vài ngày sau khi nghỉ hưu cuối năm 2010.
Thêm vào đó, tháng trước, các Nghị sỹ EU trong Ủy ban Kiểm soát Ngân sách đã từ chối thông qua quyết toán tài khóa 2010 của Cơ quan Quản lý Dược EU do các vấn đề về xung đột lợi ích.
Mặc dù nhiều lý do được đưa ra để đánh tan mối nghi ngại ngày càng gia tăng về vấn đề y đức, Monica Macovei, Nghị sỹ đại diện cho Rumani và là người chuẩn bị báo cáo của Ủy ban nhận xét: "Vụ việc của Tiến sỹ Abadie lại là một ví dụ nữa cho thấy sự cần thiết phải có các chuyên gia độc lập làm việc chuyên trách tại cơ quan này của EU và không đồng thời phục vụ tại các cơ quan quản lý dược quốc gia hoặc các tổ chức khác.
Sự xung đột lợi ích ở đây không chỉ là việc bẻ cong các quy định để tư lợi mà còn gây nguy hiểm cho sự an toàn của xã hội".
Các tổ chức bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cũng ủng hộ nhiệt tình quan điểm của nữ Nghị sỹ này.
Jonathan La Morte thuộc Tổ chức Beuc, liên minh của các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, phát biểu: "Chúng tôi đang cố gắng khích lệ các cơ quan này nỗ lực giải quyết vấn đề xung đột lợi ích nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng".
Tháng trước, Liên minh Beuc đã đệ trình một bản tài liệu bày tỏ quan điểm lên Nghị Viện Châu Âu, trong đó nhấn mạnh "việc kiểm soát có hiệu quả vấn đề xung đột lợi ích là vấn đề cốt lõi trong việc duy trì lòng tin của người tiêu dùng vào tính độc lập và chất lượng của các kết luận khoa học do Cơ quan Quản lý Dược EU ban hành và trên hết là vì sự an toàn của dược phẩm được phân phối đến người tiêu dùng./."
Thái Vân/Brussels (Vietnam+)