Ngày 9/4, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái đã ra quyết định công bố dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo đó, quyết định chỉ rõ ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với các cơ quan liên quan và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc áp dụng ngay các biện pháp để tập trung phòng, chống và dập tắt dịch theo đúng các quy định hiện hành.
Quyết định còn nói rõ mọi hoạt động giết mổ, mua bán, tiêu thụ, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn trên địa bàn toàn tỉnh phải thực hiện nghiêm theo quy định hiện hành của Nhà nước; chủ vật nuôi phải tuân thủ hướng dẫn của ngành thú y về xử lý lợn mắc bệnh tai xanh.
Điều đó khẳng định mức độ diễn biến phức tạp của dịch bệnh tai xanh ở lợn trên địa bàn Yên Bái.
Dịch tai xanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái được phát hiện từ 17/3 tại thôn An Sơn, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Đây là địa phương chăn nuôi lợn hàng hóa của tỉnh, bởi hầu hết các hộ đều chăn nuôi với số lượng lớn (trung bình mỗi lứa lợn thịt có vài ba chục đến hàng trăm con).
Điều đáng nói là trong thôn, người dân đã áp dụng biện pháp "chăn nuôi khép kín" bằng việc tự nuôi lợn nái để cung cấp giống cho gia đình và trong thôn mình. Thêm nữa, thôn An Sơn hầu như không có hộ nghèo, các hộ làm giàu đều chủ yếu là nấu rượu và nuôi lợn...
Thế nhưng khi dịch tai xanh trên lợn diễn ra trước đó chừng 20 ngày, người dân vẫn không báo với các cơ quan chức năng mà đem lợn ốm bán chạy với hy vọng "vớt vát" được đồng nào hay đồng đó. Vì vậy, dịch đã mau chóng bùng phát ra trong vùng. Điển hình là tất cả 7 xã, phường của thị xã Nghĩa Lộ và các xã giáp ranh với xã Hạnh Sơn trong huyện Văn chấn đã phát dịch.
Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái, đến 10/4, dịch tai xanh ở lợn đã lan rộng ra 116 thôn bản thuộc 20 xã của 4/9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, làm gần 5.000 lợn bị mắc bệnh, trong đó có trên 2.000 con lợn tiêu huỷ với trọng lượng gần 60.000 tấn.
Mặc dù nguyên nhân ban đầu của dịch tai xanh vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng đến nay, dịch đã xuất hiện ở thành phố Yên Bái (một địa bàn có thể nói là được "cô lập" với vùng dịch tai xanh ở lợn). Vì vậy, không ít người cho rằng lợn ốm ở vùng dịch lúc đầu đã được mổ thịt và vận chuyển đem bán ở thành phố Yên Bái, nên dịch đã xuất hiện tại đây.
Hiện tỉnh Yên Bái đã thành lập sáu chốt kiểm dịch chính thuộc các huyện, thị, thành phố có dịch và thành lập các chốt kiểm dịch tại tất cả các thôn, bản có dịch. Đồng thời, tỉnh cũng đã cung ứng trên 10.000 lít thuốc sát trùng để khử trùng, tiêu độc tại những vùng có dịch và nơi có nguy cơ lây lan, bùng phát dịch; chuyển gần 62.000 liều vắc-xin tai xanh để tiêm phòng...
Tuy nhiên, diễn biến của dịch bệnh tai xanh trên đàn lợn của tỉnh Yên Bái vẫn diễn biến phức tạp, khó lường./.
Theo đó, quyết định chỉ rõ ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với các cơ quan liên quan và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc áp dụng ngay các biện pháp để tập trung phòng, chống và dập tắt dịch theo đúng các quy định hiện hành.
Quyết định còn nói rõ mọi hoạt động giết mổ, mua bán, tiêu thụ, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn trên địa bàn toàn tỉnh phải thực hiện nghiêm theo quy định hiện hành của Nhà nước; chủ vật nuôi phải tuân thủ hướng dẫn của ngành thú y về xử lý lợn mắc bệnh tai xanh.
Điều đó khẳng định mức độ diễn biến phức tạp của dịch bệnh tai xanh ở lợn trên địa bàn Yên Bái.
Dịch tai xanh trên địa bàn tỉnh Yên Bái được phát hiện từ 17/3 tại thôn An Sơn, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái). Đây là địa phương chăn nuôi lợn hàng hóa của tỉnh, bởi hầu hết các hộ đều chăn nuôi với số lượng lớn (trung bình mỗi lứa lợn thịt có vài ba chục đến hàng trăm con).
Điều đáng nói là trong thôn, người dân đã áp dụng biện pháp "chăn nuôi khép kín" bằng việc tự nuôi lợn nái để cung cấp giống cho gia đình và trong thôn mình. Thêm nữa, thôn An Sơn hầu như không có hộ nghèo, các hộ làm giàu đều chủ yếu là nấu rượu và nuôi lợn...
Thế nhưng khi dịch tai xanh trên lợn diễn ra trước đó chừng 20 ngày, người dân vẫn không báo với các cơ quan chức năng mà đem lợn ốm bán chạy với hy vọng "vớt vát" được đồng nào hay đồng đó. Vì vậy, dịch đã mau chóng bùng phát ra trong vùng. Điển hình là tất cả 7 xã, phường của thị xã Nghĩa Lộ và các xã giáp ranh với xã Hạnh Sơn trong huyện Văn chấn đã phát dịch.
Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái, đến 10/4, dịch tai xanh ở lợn đã lan rộng ra 116 thôn bản thuộc 20 xã của 4/9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, làm gần 5.000 lợn bị mắc bệnh, trong đó có trên 2.000 con lợn tiêu huỷ với trọng lượng gần 60.000 tấn.
Mặc dù nguyên nhân ban đầu của dịch tai xanh vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng đến nay, dịch đã xuất hiện ở thành phố Yên Bái (một địa bàn có thể nói là được "cô lập" với vùng dịch tai xanh ở lợn). Vì vậy, không ít người cho rằng lợn ốm ở vùng dịch lúc đầu đã được mổ thịt và vận chuyển đem bán ở thành phố Yên Bái, nên dịch đã xuất hiện tại đây.
Hiện tỉnh Yên Bái đã thành lập sáu chốt kiểm dịch chính thuộc các huyện, thị, thành phố có dịch và thành lập các chốt kiểm dịch tại tất cả các thôn, bản có dịch. Đồng thời, tỉnh cũng đã cung ứng trên 10.000 lít thuốc sát trùng để khử trùng, tiêu độc tại những vùng có dịch và nơi có nguy cơ lây lan, bùng phát dịch; chuyển gần 62.000 liều vắc-xin tai xanh để tiêm phòng...
Tuy nhiên, diễn biến của dịch bệnh tai xanh trên đàn lợn của tỉnh Yên Bái vẫn diễn biến phức tạp, khó lường./.
Đức Tưởng (TTXVN)