Mười chính đảng ở Ai Cập đã quyết định thành lập liên minh chính trị mang tên đảng Hội nghị để tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử quốc hội sẽ được tiến hành sau khi hiến pháp mới được thông qua.
Quyết định trên được công bố tại cuộc họp báo tối 17/9 tại thủ đô Cairo. Theo đó, liên minh chính trị mới này bao gồm một loạt các đảng tự do và cánh tả, trong đó có đảng Ghad, đảng Mặt trận Dân chủ, Tự do Ai Cập, Xã hội Chủ nghĩa Arập Ai Cập, Liên minh Arập Ai Cập, Cải cách và Phát triển, Liên minh Thanh niên Cách mạng.
15 đảng phái chính trị khác cũng đồng ý sẽ tham gia liên minh này, song cho biết sẽ tiếp tục thảo luận về đề xuất "sát nhập hoàn toàn" trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo lãnh đạo đảng Mặt trận Dân chủ Osama Ghazali Harb, đây là sự khởi đầu cho việc thiết lập quan hệ hợp tác giữa các quyền lực chính trị dựa trên các nguyên tắc dân sự, chứ không phải các nguyên tắc Hồi giáo.
Giới phân tích dự đoán cựu ứng cử viên Tổng thống Amr Moussa có thể sẽ được bầu giữ chức Chủ tịch đảng, còn ông Ayman Nour thuộc đảng Ghad sẽ trở thành người phát ngôn.
Ông Amr Moussa chính là người đưa ra các nguyên tắc sáng lập đảng Hội nghị, bao gồm việc đảm bảo dân chủ dựa trên sự bình đẳng hoàn toàn giữa các công dân; bảo đảm hoạt động độc lập của các cơ quan nhà nước; dự thảo hiến pháp theo hướng bảo đảm quyền tự do, nhân phẩm và công lý cho tất cả các công dân; và thiết lập một nền kinh tế quốc gia vững mạnh trên cơ sở cạnh tranh công bằng, bảo vệ quyền của người tiêu dùng.
Kể từ tháng 1/2011 khi diễn ra làn sóng biểu tình bạo động lật đổ chế độ của cựu Tổng thống Hosni Mubarak đến nay, rất nhiều đảng phái chính trị và các liên minh tranh cử đã được thành lập tại Ai Cập.
Tuy nhiên, do trong nội bộ các liên minh này tồn tại quá nhiều mâu thuẫn trong việc tranh giành quyền lực tại quốc hội, nên các đảng tự do và cánh tả Ai Cập vẫn bị "lép vế" trước các phái Hồi giáo./.
Quyết định trên được công bố tại cuộc họp báo tối 17/9 tại thủ đô Cairo. Theo đó, liên minh chính trị mới này bao gồm một loạt các đảng tự do và cánh tả, trong đó có đảng Ghad, đảng Mặt trận Dân chủ, Tự do Ai Cập, Xã hội Chủ nghĩa Arập Ai Cập, Liên minh Arập Ai Cập, Cải cách và Phát triển, Liên minh Thanh niên Cách mạng.
15 đảng phái chính trị khác cũng đồng ý sẽ tham gia liên minh này, song cho biết sẽ tiếp tục thảo luận về đề xuất "sát nhập hoàn toàn" trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo lãnh đạo đảng Mặt trận Dân chủ Osama Ghazali Harb, đây là sự khởi đầu cho việc thiết lập quan hệ hợp tác giữa các quyền lực chính trị dựa trên các nguyên tắc dân sự, chứ không phải các nguyên tắc Hồi giáo.
Giới phân tích dự đoán cựu ứng cử viên Tổng thống Amr Moussa có thể sẽ được bầu giữ chức Chủ tịch đảng, còn ông Ayman Nour thuộc đảng Ghad sẽ trở thành người phát ngôn.
Ông Amr Moussa chính là người đưa ra các nguyên tắc sáng lập đảng Hội nghị, bao gồm việc đảm bảo dân chủ dựa trên sự bình đẳng hoàn toàn giữa các công dân; bảo đảm hoạt động độc lập của các cơ quan nhà nước; dự thảo hiến pháp theo hướng bảo đảm quyền tự do, nhân phẩm và công lý cho tất cả các công dân; và thiết lập một nền kinh tế quốc gia vững mạnh trên cơ sở cạnh tranh công bằng, bảo vệ quyền của người tiêu dùng.
Kể từ tháng 1/2011 khi diễn ra làn sóng biểu tình bạo động lật đổ chế độ của cựu Tổng thống Hosni Mubarak đến nay, rất nhiều đảng phái chính trị và các liên minh tranh cử đã được thành lập tại Ai Cập.
Tuy nhiên, do trong nội bộ các liên minh này tồn tại quá nhiều mâu thuẫn trong việc tranh giành quyền lực tại quốc hội, nên các đảng tự do và cánh tả Ai Cập vẫn bị "lép vế" trước các phái Hồi giáo./.
(TTXVN)