Việc tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương hoàn thành và đưa vào khai thác tạm trong khi chưa xây dựng được hệ thống quản lý, điều hành giao thông là việc làm hãn hữu và gần như chưa có tiền lệ trên thế giới.
Rút kinh nghiệm từ việc làm trên, dự án đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình dù vẫn đang trong giai đoạn thi công xây dựng nhưng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) đã ký hợp đồng với các nhà thầu để triển khai gói thầu thiết kế, cung cấp, lắp đặt hệ thống quản lý điều hành giao thông trị giá gần 100 tỷ đồng vào trung tuần tháng Năm vừa qua. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 6/2011.
Ông Trần Xuân Sanh, Tổng giám đốc VEC cho biết hệ thống quản lý, điều hành trên đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình áp dụng công nghệ giao thông thông minh (ITS), là một phần không thể thiếu được của đường cao tốc hiện đại.
Với đặc thù kỹ thuật phức tạp và công nghệ tiên tiến chưa phổ biến tại Việt Nam, VEC đã khẩn trương chuẩn bị và tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện cho gói thầu này.
Cũng theo ông Trần Xuân Sanh, gói thầu thiết kế, cung cấp, lắp đặt được thực hiện theo hình thức EPC. Liên danh nhà thầu CAPRO và Viện Nghiên cứu khoa học giao thông Quảng Tây (Trung Quốc) là nhà thầu chính thực hiện hợp đồng này.
Phạm vi gói thầu gồm những việc như khảo sát, thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, mua sắm vật tư, thiết bị và lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành đường cao tốc cho Trung tâm điều hành, hệ thống thu phí, hệ thống kiểm soát và điều khiển giao thông, hệ thống thông tin trên đường cao tốc và các hệ thống phụ trợ khác.
Hệ thống trạm thu phí thu theo phương thức khép kín, công nghệ bán tự động bố trí từ Pháp Vân đến Ninh Bình gồm có một trạm chính tại Km 188+300 trên đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ thuộc địa phận thành phố Hà Nội và sáu trạm thu phí phụ tại các nút giao Khê Hồi, Vạn Điểm, Đại Xuyên, Vực Vòng, Liêm Tuyền và nút giao Cao Bồ. Ngoài ra còn có một Trung tâm điều hành đường cao tốc bố trí tại khu vực nút giao Vực Vòng (Km 218+737).
Theo báo cáo của liên danh nhà thầu, từ tháng 7/2009, các nhà thầu đã hoàn thành thiết kế cơ sở gói thầu này gồm các hạng mục như hệ thống thu phí, hệ thống giám sát giao thông, hệ thống thông tin liên lạc và Trung tâm điều hành đường cao tốc.
Các hệ thống này được thiết kế dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông và vận hành tiện lợi, áp dụng kỹ thuật hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế với những sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo sẵn sàng kết nối với hệ thống giám sát điều khiển giao thông quốc gia.
Công nghệ thu phí được thực hiện theo hai hình thức: một dừng-bán tự động và thu phí điện tử. Phương thức bán tự động để phân biệt kiểu xe, loại xe và thu phí thủ công, được giám sát bằng truyền hình cáp và máy vi tính quản lý.
Còn thu phí điện tử được thực hiện dưới hình thức phương tiện không cần dừng lại mà thiết bị thu phí sẽ tự động trừ tài khoản trên thẻ được đặt trên một thiết bị trong xe (sử dụng công nghệ thu phát sóng ngắn), hoặc lái xe chỉ cần “chạm” thẻ điện tử vào thiết bị đọc và barrie sẽ tự động mở.
Hệ thống giám sát điều khiển giao thông cao tốc sẽ được cấu thành bởi Trung tâm giám sát điều khiển và các thiết bị giám sát lắp đặt trên đường.
Hệ thống thông tin liên lạc gồm hai cấp là Trung tâm thông tin đoạn đường-Trạm thông tin cổng thu phí và được xây dựng tính đến chức năng hòa mạng đường dây thông tin chủ chốt của giao thông khu vực miền Bắc sau này./.
Rút kinh nghiệm từ việc làm trên, dự án đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình dù vẫn đang trong giai đoạn thi công xây dựng nhưng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) đã ký hợp đồng với các nhà thầu để triển khai gói thầu thiết kế, cung cấp, lắp đặt hệ thống quản lý điều hành giao thông trị giá gần 100 tỷ đồng vào trung tuần tháng Năm vừa qua. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 6/2011.
Ông Trần Xuân Sanh, Tổng giám đốc VEC cho biết hệ thống quản lý, điều hành trên đường cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình áp dụng công nghệ giao thông thông minh (ITS), là một phần không thể thiếu được của đường cao tốc hiện đại.
Với đặc thù kỹ thuật phức tạp và công nghệ tiên tiến chưa phổ biến tại Việt Nam, VEC đã khẩn trương chuẩn bị và tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện cho gói thầu này.
Cũng theo ông Trần Xuân Sanh, gói thầu thiết kế, cung cấp, lắp đặt được thực hiện theo hình thức EPC. Liên danh nhà thầu CAPRO và Viện Nghiên cứu khoa học giao thông Quảng Tây (Trung Quốc) là nhà thầu chính thực hiện hợp đồng này.
Phạm vi gói thầu gồm những việc như khảo sát, thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, mua sắm vật tư, thiết bị và lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành đường cao tốc cho Trung tâm điều hành, hệ thống thu phí, hệ thống kiểm soát và điều khiển giao thông, hệ thống thông tin trên đường cao tốc và các hệ thống phụ trợ khác.
Hệ thống trạm thu phí thu theo phương thức khép kín, công nghệ bán tự động bố trí từ Pháp Vân đến Ninh Bình gồm có một trạm chính tại Km 188+300 trên đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ thuộc địa phận thành phố Hà Nội và sáu trạm thu phí phụ tại các nút giao Khê Hồi, Vạn Điểm, Đại Xuyên, Vực Vòng, Liêm Tuyền và nút giao Cao Bồ. Ngoài ra còn có một Trung tâm điều hành đường cao tốc bố trí tại khu vực nút giao Vực Vòng (Km 218+737).
Theo báo cáo của liên danh nhà thầu, từ tháng 7/2009, các nhà thầu đã hoàn thành thiết kế cơ sở gói thầu này gồm các hạng mục như hệ thống thu phí, hệ thống giám sát giao thông, hệ thống thông tin liên lạc và Trung tâm điều hành đường cao tốc.
Các hệ thống này được thiết kế dựa trên nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông và vận hành tiện lợi, áp dụng kỹ thuật hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế với những sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo sẵn sàng kết nối với hệ thống giám sát điều khiển giao thông quốc gia.
Công nghệ thu phí được thực hiện theo hai hình thức: một dừng-bán tự động và thu phí điện tử. Phương thức bán tự động để phân biệt kiểu xe, loại xe và thu phí thủ công, được giám sát bằng truyền hình cáp và máy vi tính quản lý.
Còn thu phí điện tử được thực hiện dưới hình thức phương tiện không cần dừng lại mà thiết bị thu phí sẽ tự động trừ tài khoản trên thẻ được đặt trên một thiết bị trong xe (sử dụng công nghệ thu phát sóng ngắn), hoặc lái xe chỉ cần “chạm” thẻ điện tử vào thiết bị đọc và barrie sẽ tự động mở.
Hệ thống giám sát điều khiển giao thông cao tốc sẽ được cấu thành bởi Trung tâm giám sát điều khiển và các thiết bị giám sát lắp đặt trên đường.
Hệ thống thông tin liên lạc gồm hai cấp là Trung tâm thông tin đoạn đường-Trạm thông tin cổng thu phí và được xây dựng tính đến chức năng hòa mạng đường dây thông tin chủ chốt của giao thông khu vực miền Bắc sau này./.
Hải Quang (TTXVN/Vietnam+)