Tỉnh Bình Dương đã đề ra Chương trình phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2011-2015 theo hướng đô thị hóa với các mục tiêu đến năm 2015 đạt mức xây dựng 1,96 triệu m2 sàn, với tổng vốn đầu tư cho giai đoạn này khoảng 11.925 tỷ đồng.
Mục tiêu của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho 4.200 cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; 6.000 học sinh, sinh viên; 125.000 công nhân lao động các khu công nghiệp và 40.000 người có thu nhập thấp.
Tỉnh sẽ cân đối, sử dụng quỹ phát triển nhà ở của tỉnh hỗ trợ nhà đầu tư nhà ở xã hội về vốn vay dưới các hình thức như hỗ trợ lãi suất, vay ưu đãi...; tạo điều kiện để chủ đầu tư được vay vốn từ các nguồn vay ưu đãi; đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở và doanh nghiệp sử dụng lao động do nhà nước chủ trì về mua sản phẩm nhà ở.
Cùng với cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và người có thu nhập thấp góp vốn đầu tư dưới hình thức thế chấp bằng chính quyền sở hữu căn hộ thông qua hệ thống ngân hàng bảo lãnh..., tỉnh cũng quy định đối với dự án nhà ở thương mại có quy mô từ 10 ha trở lên khi lập quy hoạch chi tiết và thực hiện dự án phải dành tối thiểu 10-20% quỹ đất xây dựng nhà ở để bố trí xây dựng nhà ở xã hội.
Từ năm 2008, tỉnh Bình Dương cũng đã phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng nhà ở xã hội dành cho công nhân và người có thu nhập thấp với tổng số 12 chung cư đáp ứng nhu cầu ở cho 7.200 người, trong đó có 3 chung cư được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách.
Sau 3 năm triển khai đề án và kêu gọi các nhà đầu tư đăng ký dự án, tỉnh có tổng cộng 33 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 4 dự án về nhà ở cho cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; 5 dự án về nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo; 17 dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp và 7 dự án về nhà ở thu nhập thấp tại các khu đô thị do doanh nghiệp đăng ký.
Đến nay đã có 4 dự án đưa vào sử dụng, 3 dự án đang thi công, 2 dự án chuẩn bị thi công. Tổng số dự án đã triển khai cơ bản hoàn thành khoảng 207.000 m2 sàn, đáp ứng chỗ ở cho 13.480 người với tổng vốn đầu tư khoảng 1.160 tỷ đồng./.
Mục tiêu của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho 4.200 cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; 6.000 học sinh, sinh viên; 125.000 công nhân lao động các khu công nghiệp và 40.000 người có thu nhập thấp.
Tỉnh sẽ cân đối, sử dụng quỹ phát triển nhà ở của tỉnh hỗ trợ nhà đầu tư nhà ở xã hội về vốn vay dưới các hình thức như hỗ trợ lãi suất, vay ưu đãi...; tạo điều kiện để chủ đầu tư được vay vốn từ các nguồn vay ưu đãi; đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở và doanh nghiệp sử dụng lao động do nhà nước chủ trì về mua sản phẩm nhà ở.
Cùng với cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và người có thu nhập thấp góp vốn đầu tư dưới hình thức thế chấp bằng chính quyền sở hữu căn hộ thông qua hệ thống ngân hàng bảo lãnh..., tỉnh cũng quy định đối với dự án nhà ở thương mại có quy mô từ 10 ha trở lên khi lập quy hoạch chi tiết và thực hiện dự án phải dành tối thiểu 10-20% quỹ đất xây dựng nhà ở để bố trí xây dựng nhà ở xã hội.
Từ năm 2008, tỉnh Bình Dương cũng đã phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng nhà ở xã hội dành cho công nhân và người có thu nhập thấp với tổng số 12 chung cư đáp ứng nhu cầu ở cho 7.200 người, trong đó có 3 chung cư được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách.
Sau 3 năm triển khai đề án và kêu gọi các nhà đầu tư đăng ký dự án, tỉnh có tổng cộng 33 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 4 dự án về nhà ở cho cán bộ, công chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; 5 dự án về nhà ở cho học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo; 17 dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp và 7 dự án về nhà ở thu nhập thấp tại các khu đô thị do doanh nghiệp đăng ký.
Đến nay đã có 4 dự án đưa vào sử dụng, 3 dự án đang thi công, 2 dự án chuẩn bị thi công. Tổng số dự án đã triển khai cơ bản hoàn thành khoảng 207.000 m2 sàn, đáp ứng chỗ ở cho 13.480 người với tổng vốn đầu tư khoảng 1.160 tỷ đồng./.
Quách Lắm (TTXVN/Vietnam+)