15 màu sắc hiếm và kỳ lạ mà bạn có thể chưa từng nghe đến

Màu hiếm là những màu sắc không thường gặp trong cuộc sống hoặc không phổ biến trong tự nhiên, sự hiện diện của chúng là minh chứng cho sự đa dạng và kỳ diệu ở mọi ngóc ngách trên hành tinh này.

(Nguồn: facts)
(Nguồn: facts)

Màu sắc giống như những nét vẽ kỳ diệu, vẽ lên bức tranh thế giới. Chúng mang lại sự sống cho thế giới, làm tươi sáng môi trường và làm đẹp không gian.

Các nhà khoa học ước tính mắt con người có thể phân biệt được tới 10 triệu màu sắc. Điều này thật kỳ diệu, tuy rằng thực tế có vô số màu sắc chúng ta rất khó gọi tên và có nhiều màu sắc mà chúng ta không bao giờ nhìn thấy trong cuộc đời mình.

Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn khám phá một số màu sắc hiếm và kỳ lạ nhất mà nhiều người chưa từng biết, thậm chí có những màu sắc còn không có từ vựng để gọi tên trong bảng màu. Những tên gọi của chúng được diễn giải cho dễ hình dung.

Amaranth – Màu cây dền

mau den.jpg
(Nguồn: facts)

Màu Amaranth có thể đề cập đến các loại cây dền thuộc chi Amaranthus, có các cụm hoa nhỏ màu đỏ tía, hoặc dễ hiểu hơn là màu rau dền. Từ này có thể xuất phát từ amarantos trong tiếng Hy Lạp – một loài hoa thần thoại có thể nở vĩnh cửu.

Đây là sự kết hợp giữa màu đỏ và màu hồng nhưng bạn không thể biết đó là màu này hay màu kia. Đó là một màu rất nữ tính vì một lý do nó được đặt theo tên của một loài hoa.

Australien – màu sa mạc Australia

Australien-2.jpg
Màu Australien lấy cảm hứng từ màu sa mạc của Australia. (Nguồn: GettyImages)

Australien là một màu sắc khó hiểu đến nỗi nó thậm chí không có bài viết trên Wikipedia.

Sách House Decor năm 1897 đã đặt tên cho màu sắc này lấy cảm hứng từ màu rỉ sét của những tảng đá và sa mạc ở vùng hẻo lánh của Australia.

Cái tên Australien đã được các thợ may và nhà thiết kế thời trang ở nước Anh cuối thời Victoria sử dụng để tạo ra màu gần giống màu cam đậm.

Aureolin – Màu vàng lạ thường

Aureolin.jpg

Aureolin là màu vàng thường được sử dụng trong hội họa. Theo Michael Harding, một công ty màu vẽ, đây là một màu sắc “sáng sủa, vàng rơm, là màu nâu vàng nhạt nhưng với sắc vàng độc đáo và giàu sắc thái xanh lá hơn.”

Màu này ra đời vào những năm thập kỷ 1850 với mục đích để thay thế màu Gamboge. Trước đó, nhựa cây màu Gamboge bị cho là khiến người ta sinh bệnh.

Celadon – Màu men ngọc

Celadon-2048x1448.jpg
(Nguồn: facts)

Celadon là màu xanh lục-xanh nước biển nhạt (thực tế thường biến đổi từ lục xám nhẹ đến lục ngả vàng). Nó có tên gọi như vậy do người ta tìm thấy màu này chủ yếu trong nước men của đồ gốm có xuất xứ từ Trung Quốc.

Burlywood – Màu gỗ nâu

Burlywood-2048x1448.jpg
(Nguồn: facts)

Trên biểu đồ RGB, màu Burleywood là một màu khá trung tính và là một trong những màu hiếm hoi có nguồn gốc kỳ lạ. Đó là một màu nâu được đặt tên theo cây Buteafrontosa - một loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, gỗ có màu nâu cát.

Bóng đổ sáng của màu này gần giống với màu kaki (một màu sắc pha giữa màu nâu nhạt và màu vàng).

Coquelicot – Màu đỏ hoa mỹ nhân

Coquelicot-1-2048x1448.jpg

Cụm từ “coquelicot” (mỹ nhân) có nguồn gốc từ tiếng Pháp, được dành để gọi sắc đỏ cam sáng của một loại cây anh túc dại.

Hãng Kenzo đã dùng dùng hoa mỹ nhân làm biểu tượng cho một loại nước hoa nổi tiếng của mình - Flowers Kenzo.

Glaucous – Màu xanh dương xám

Glaucous.jpg

Nếu nhìn trên biểu đồ màu RGB, màu Glaucous gần như là một màu xanh dương. Nó là màu sắc dễ tìm thấy trong quang cảnh hiu hắt và ảm đạm của mùa Đông.

Theo Nhà xuất bản từ điển Merriam-Webster, “glaucuous” cũng có nghĩa là lớp bụi phủ ngoài mang lại cảm giác băng giá.

Falu – màu đỏ Thụy Điển

Falu-2048x1448.jpg
(Nguồn: facts)

Màu Falu là một trong những màu hiếm và có lịch sử thú vị, bắt nguồn từ một loại đồng ở Falun, thuộc Dalarna, Thụy Điển.

Màu đỏ Falu được sử dụng từ thế kỷ 16 cho tới tận ngày nay. Đây là màu đỏ thẫm thường làm lớp sơn phủ ngoài những căn nhà gỗ ở các vùng nông thôn của Thụy Điển.

Người ta giải thích rằng màu đỏ Falu bảo quản gỗ rất tốt và có thể bắt chước màu sắc của những căn nhà bằng gạch đắt tiền hơn.

Feldgrau – Màu xanh xám Đức

Feldgrau-2048x1448.jpg
(Nguồn: facts)

Feldgrau, tiếng Đức có nghĩa là “màu xám cánh đồng,” mô tả màu xanh xám khá lý tưởng cho việc may quân phục mà quân đội Đức mặc trong Thế chiến 1.

Hiện, quân đội nhiều nước cũng sử dụng màu Feldgrau này cho quân phục binh lính.

Nattier – màu xanh lam nhạt

mau-la-10-696x928.jpg
Bức vẽ nữ bá tước Tillière mặc áo choàng màu Nattier của họa sỹ Jean-Marc Nattier. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Người phát minh ra màu xanh Nattier là Jean-Marc Nattier (1685-1766) - một họa sỹ người Pháp nổi tiếng với những bức chân dung vẽ những người phụ nữ trong triều vua Louis XV, được mô tả như những nhân vật trong thần thoại Hy Lạp.

Màu xanh lam mà ông đã sử dụng trong một số bức tranh của mình, đáng chú ý nhất là trong bức chân dung của nữ bá tước de Tillières (1750), có biệt danh là “Quý bà mặc áo xanh,” thậm chí đã được đặt tên là màu Nattier.

Mountbatten Pink – Màu hoa hồng sẫm

Mountbatten pink.png

Màu Mountbatten Pink có thể xem như là màu hồng, nhưng nó cũng có sắc tím và xám.

Theo cuốn sách “Những người vĩ đại của thế giới,” màu sắc này được Huân tước Mountbatten của Hải quân Hoàng gia Anh dùng để sơn tàu trong thế chiến thứ 2.

Mountbatten tin rằng màu hồng tím có sắc xám này sẽ giúp cho tàu hải quân của ông tàng hình vào thời khắc hoàng hôn và bình minh.

Vermilion - Màu đỏ chu sa

Vermilion-2048x1448.jpg
(Nguồn: facts)

Vermilion có màu đỏ tươi và ánh màu da cam rất nhẹ. Nó còn được gọi là màu đỏ son do màu của một số loại son đỏ rất giống như vậy.

Theo trang My Modern Met, sắc cam đỏ rực rỡ này được cho là xuất hiện tại Trung Quốc vào thế kỷ IV trước Công Nguyên. Sau đó nó được nhập khẩu vào châu Âu và sử dụng rộng rãi trong các bức họa thời Phục Hưng.

Màu sắc đặc biệt này còn được biết đến với cái tên màu chu sa do trong lịch sử, người ta nghiền khoáng chu sa để tạo ra loại bột có màu này.

Verditer - màu xanh xám

verditer-flycatcher.jpg
Chim đớp ruồi verditer màu xanh xám. (Nguồn: dibird)

Verditer vừa là một cái tên cổ xưa của verdigris, sự đổi màu giống như rỉ sét màu xanh lá cây của đồng và đồng thau, vừa là tên của một chất màu xanh lam có từ những năm 1500.

Tên của nó, bắt nguồn từ tiếng Pháp verte-de-terre, hay “màu xanh của Trái đất”, ngày nay được dùng để đặt tên cho một loài chim biết hót màu ngọc lam sáng, loài đớp ruồi verditer, có nguồn gốc từ dãy Himalaya.

Vantablack – màu đen tối nhất

Vantablack-wired.jpg
(Nguồn: Wired)

Vantablack là một trong những màu tối nhất mà loài người biết đến. Được phát triển bởi Công ty Surrey NanoSystems của Anh vào đầu những năm 2000, nó có thể hấp thu 99,965% số lượng ánh sáng.

Vantablack đã giữ Kỷ lục Guinness thế giới về chất nhân tạo đen tối nhất cho đến khi một chất liệu còn đen hơn thế nhiều, được gọi là “dark chamaleon dimers” đã đánh bật nó khỏi vị trí hàng đầu vào năm 2015.

Vantablack có thể được sử dụng để ngăn ánh sáng từ kính thiên văn và camera hồng ngoại cũng như có khả năng hấp thu năng lượng Mặt trời. Nó cũng có thể có các ứng dụng quân sự, chẳng hạn như ngụy trang cấp độ cao.

Xanadu – màu xanh lục xám

xanadu-1536x1086.jpg
(Nguồn: facts)

Đây là một màu tương đối hiếm, đặc biệt, nó có màu xanh lục gần như xám. Nhiều người thấy nó gần giống với màu kaki mặc dù nó không thực sự là kaki.

Xanadu là màu sắc có nguồn gốc từ loài cây Philodendron mọc nhiều ở Australia./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục