Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải giai đoạn 2011-2015 với số vốn dự kiến trên 153.000 tỷ đồng.
Thành phố đặt ra mục tiêu giai đoạn 2011-2015 đầu tư cơ bản hạ tầng khung hiện đại, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng; kết nối các đô thị vệ tinh với khu vực trung tâm, góp phần giãn mật độ dân cư và phục vụ xây dựng nông thôn mới; đa dạng hóa các loại hình, phương tiện vận tải hành khách công cộng, từng bước giảm dần phương tiện giao thông cá nhân; đầu tư xây dựng một số công trình giao thông cấp bách nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị.
Hướng đến mục tiêu đảm bảo 100% các quận, huyện, thị xã có quy hoạch chi tiết mạng lưới hạ tầng giao thông; phấn đấu đến 2015 tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 8,5-9%, đất dành cho giao thông tĩnh đạt 5%, đạt 777 triệu lượt hành khách sử dụng xe buýt/năm…, thành phố đề ra các nhiệm vụ trọng tâm: tập trung đầu tư các công trình hạ tầng đường bộ, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống đường vành đai, tuyến hướng tâm và kết nối theo mạng, giải quyết các nút thắt, điểm nghẽn trong mạng lưới giao thông...
Thành phố ưu tiên hoàn thành tuyến quốc lộ 32 (đoạn Diễn-Nhổn), đường nối Nhật Tân-Nội Bài, đường 1A (đoạn Cầu Chui-Cầu Đuống, Văn Điển-Ngọc Hồi-Vành đai 4), quốc lộ 2 đoạn Phủ Lỗ-Nội Bài… đẩy nhanh công tác chuẩn bị và thi công tuyến quốc lộ 5.
Thành phố tập trung triển khai thi công đường vành đai 1, hoàn thành đoạn Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu, Ô Đông Mác-Nguyễn Khoái, Hoàng Cầu-Voi Phục; tuyến vành đai 2 sẽ thi công, hoàn thành đoạn Nhật Tân-Bưởi-Cầu Giấy, Ngã Tư Sở-Ngã Tư Vọng-cầu Vĩnh Tuy, hoàn thành và chuẩn bị khởi công đoạn Ngã Tư Sở-Cầu Giấy và đường trên cao đoạn Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở…
Các tuyến vành đai 2,5 sẽ tập trung thi công, hoàn thành đoạn Đền Lừ-Kim Đồng, Nguyễn Phong Sắc, Lê Văn Lương-Nguyễn Trãi-Đầm Hồng. Tuyến vành đai 3 sẽ hoàn thành đường trên cao đoạn Mai Dịch-Pháp Vân, Mai Dịch-cầu Thăng Long-Nội Bài và hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thi công một số đoạn, tuyến của đường vành đai 4, vành đai 5.
Thành phố cũng tập trung thi công và hoàn thành các tuyến đường chính kết nối trong nội đô như Văn Cao-Hồ Tây, Cát Linh-La Thành, đường 70; hoàn thành cầu Đông Trù, cầu Nhật Tân, cầu Phù Đổng 2, cầu Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tuy giai đoạn 2; đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, lập các dự án cầu qua sông Hồng như Tứ Liên, Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát…
Bên cạnh đó, thành phố đầu tư xây dựng, cải tạo 35 cầu yếu, xây mới 15 cầu vượt cho người đi bộ; đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị, đưa tuyến Cát Linh-Hà Đông vào sử dụng năm 2014, tuyến số 3, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội vào sử dụng năm 2016; hoàn thành công tác đầu tư, triển khai xây dựng tuyến Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo, tuyến số 1 Yên Viên-Ngọc Hồi.
Về giao thông tĩnh, Hà Nội tập trung phát triển 50 bãi đỗ xe, kết hợp với quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng, đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh của thành phố./.
Thành phố đặt ra mục tiêu giai đoạn 2011-2015 đầu tư cơ bản hạ tầng khung hiện đại, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng; kết nối các đô thị vệ tinh với khu vực trung tâm, góp phần giãn mật độ dân cư và phục vụ xây dựng nông thôn mới; đa dạng hóa các loại hình, phương tiện vận tải hành khách công cộng, từng bước giảm dần phương tiện giao thông cá nhân; đầu tư xây dựng một số công trình giao thông cấp bách nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị.
Hướng đến mục tiêu đảm bảo 100% các quận, huyện, thị xã có quy hoạch chi tiết mạng lưới hạ tầng giao thông; phấn đấu đến 2015 tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 8,5-9%, đất dành cho giao thông tĩnh đạt 5%, đạt 777 triệu lượt hành khách sử dụng xe buýt/năm…, thành phố đề ra các nhiệm vụ trọng tâm: tập trung đầu tư các công trình hạ tầng đường bộ, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống đường vành đai, tuyến hướng tâm và kết nối theo mạng, giải quyết các nút thắt, điểm nghẽn trong mạng lưới giao thông...
Thành phố ưu tiên hoàn thành tuyến quốc lộ 32 (đoạn Diễn-Nhổn), đường nối Nhật Tân-Nội Bài, đường 1A (đoạn Cầu Chui-Cầu Đuống, Văn Điển-Ngọc Hồi-Vành đai 4), quốc lộ 2 đoạn Phủ Lỗ-Nội Bài… đẩy nhanh công tác chuẩn bị và thi công tuyến quốc lộ 5.
Thành phố tập trung triển khai thi công đường vành đai 1, hoàn thành đoạn Ô Chợ Dừa-Hoàng Cầu, Ô Đông Mác-Nguyễn Khoái, Hoàng Cầu-Voi Phục; tuyến vành đai 2 sẽ thi công, hoàn thành đoạn Nhật Tân-Bưởi-Cầu Giấy, Ngã Tư Sở-Ngã Tư Vọng-cầu Vĩnh Tuy, hoàn thành và chuẩn bị khởi công đoạn Ngã Tư Sở-Cầu Giấy và đường trên cao đoạn Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở…
Các tuyến vành đai 2,5 sẽ tập trung thi công, hoàn thành đoạn Đền Lừ-Kim Đồng, Nguyễn Phong Sắc, Lê Văn Lương-Nguyễn Trãi-Đầm Hồng. Tuyến vành đai 3 sẽ hoàn thành đường trên cao đoạn Mai Dịch-Pháp Vân, Mai Dịch-cầu Thăng Long-Nội Bài và hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thi công một số đoạn, tuyến của đường vành đai 4, vành đai 5.
Thành phố cũng tập trung thi công và hoàn thành các tuyến đường chính kết nối trong nội đô như Văn Cao-Hồ Tây, Cát Linh-La Thành, đường 70; hoàn thành cầu Đông Trù, cầu Nhật Tân, cầu Phù Đổng 2, cầu Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tuy giai đoạn 2; đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, lập các dự án cầu qua sông Hồng như Tứ Liên, Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát…
Bên cạnh đó, thành phố đầu tư xây dựng, cải tạo 35 cầu yếu, xây mới 15 cầu vượt cho người đi bộ; đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị, đưa tuyến Cát Linh-Hà Đông vào sử dụng năm 2014, tuyến số 3, đoạn Nhổn-Ga Hà Nội vào sử dụng năm 2016; hoàn thành công tác đầu tư, triển khai xây dựng tuyến Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo, tuyến số 1 Yên Viên-Ngọc Hồi.
Về giao thông tĩnh, Hà Nội tập trung phát triển 50 bãi đỗ xe, kết hợp với quản lý chặt chẽ việc khai thác, sử dụng, đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh của thành phố./.
Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+)