Theo thông cáo báo chí của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ADB và 7 ngân hàng phát triển đa phương (MDB) khác, tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về Phát triển bền vững tại Rio de Janeiro, Brazil ngày 20/6 đã công bố cam kết cung cấp trên 175 tỷ USD tín dụng và các khoản tài trợ cho giao thông vận tải ở các nước đang phát triển trong thập kỷ tới.
Phát biểu tại một cuộc họp báo Chủ tịch ADB, ông Haruhiko Kuroda, thay mặt nhóm 8 MDB, nói rằng cơ giới hóa nhanh đang tạo ra tắc nghẽn, ô nhiễm không khí, tai nạn giao thông và khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày một nhiều hơn - đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong khi các nước này có cơ hội đi tắt đón đầu cho một tương lai xanh hơn với cơ giới hóa ít hơn, thời gian đi lại ngắn hơn và các hệ thống giao thông vận tải hiệu quả năng lượng cao hơn.
Ông Kuroda nhấn mạnh nếu không có những thay đổi tích cực thì lượng khí thải cácbon gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu từ khu vực giao thông vận tải dự kiến sẽ tăng gần 50% vào năm 2030, gây ra những hậu quả sâu rộng về môi trường, kinh tế và xã hội trên quy mô toàn cầu.
Tại nhiều quốc gia châu Á, các thiệt hại liên quan đến tắc nghẽn giao thông hiện đã lên đến 5% GDP. Nhiều thành phố lớn ở châu Á đã lọt vào nhóm những thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới, góp phần làm nửa triệu người bị chết sớm mỗi năm. Thiếu cơ cơ hạ tầng giao thông vận tải và hệ thống giao thông vận tải lạc hậu, không bền vững đang tiếp tục làm trầm trọng thêm đói nghèo và bất bình đẳng ở nhiều khu vực trên thế giới, đồng thời hạn chế sự tiếp cận đối với giáo dục, y tế, thị trường, và cơ hội việc làm.
Theo ông Kuroda, mặc dù tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải, cũng như sự đóng góp của nó tới 5-10% vào GDP ở hầu hết các quốc gia, song cho đến nay ngành này phần lớn đã bị bỏ quên trong chương trình phát triển bền vững toàn cầu. Chính vì vậy cam kết của các MDB nhằm giúp phát triển và thực hiện nhiều hơn các giải pháp có thể tiếp cận, giá cả phải chăng, an toàn và thân thiện với môi trường.
Ông Kuroda khẳng định hiện có rất nhiều giải pháp giao thông bền vững, và ADB sẵn sàng hỗ trợ các giải pháp giao thông xanh trên khắp châu Á, bao gồm các dự án phát triển ô ô điện có chi phí thấp ở Philippines, hệ thống tàu điện ngầm tại Việt Nam, hệ thống đường cao tốc ở Mông Cổ và Bangladesh, và vận tải đường thuỷ nội địa tại Trung Quốc.
Nhóm 8 MDB gồm ADB, Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Phát triển Mỹ Latinh và Caribe, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EDRB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IADB), Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (IDB), và Ngân hàng Thế giới (WB)./.
Phát biểu tại một cuộc họp báo Chủ tịch ADB, ông Haruhiko Kuroda, thay mặt nhóm 8 MDB, nói rằng cơ giới hóa nhanh đang tạo ra tắc nghẽn, ô nhiễm không khí, tai nạn giao thông và khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày một nhiều hơn - đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong khi các nước này có cơ hội đi tắt đón đầu cho một tương lai xanh hơn với cơ giới hóa ít hơn, thời gian đi lại ngắn hơn và các hệ thống giao thông vận tải hiệu quả năng lượng cao hơn.
Ông Kuroda nhấn mạnh nếu không có những thay đổi tích cực thì lượng khí thải cácbon gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu từ khu vực giao thông vận tải dự kiến sẽ tăng gần 50% vào năm 2030, gây ra những hậu quả sâu rộng về môi trường, kinh tế và xã hội trên quy mô toàn cầu.
Tại nhiều quốc gia châu Á, các thiệt hại liên quan đến tắc nghẽn giao thông hiện đã lên đến 5% GDP. Nhiều thành phố lớn ở châu Á đã lọt vào nhóm những thành phố có mức độ ô nhiễm không khí cao nhất thế giới, góp phần làm nửa triệu người bị chết sớm mỗi năm. Thiếu cơ cơ hạ tầng giao thông vận tải và hệ thống giao thông vận tải lạc hậu, không bền vững đang tiếp tục làm trầm trọng thêm đói nghèo và bất bình đẳng ở nhiều khu vực trên thế giới, đồng thời hạn chế sự tiếp cận đối với giáo dục, y tế, thị trường, và cơ hội việc làm.
Theo ông Kuroda, mặc dù tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải, cũng như sự đóng góp của nó tới 5-10% vào GDP ở hầu hết các quốc gia, song cho đến nay ngành này phần lớn đã bị bỏ quên trong chương trình phát triển bền vững toàn cầu. Chính vì vậy cam kết của các MDB nhằm giúp phát triển và thực hiện nhiều hơn các giải pháp có thể tiếp cận, giá cả phải chăng, an toàn và thân thiện với môi trường.
Ông Kuroda khẳng định hiện có rất nhiều giải pháp giao thông bền vững, và ADB sẵn sàng hỗ trợ các giải pháp giao thông xanh trên khắp châu Á, bao gồm các dự án phát triển ô ô điện có chi phí thấp ở Philippines, hệ thống tàu điện ngầm tại Việt Nam, hệ thống đường cao tốc ở Mông Cổ và Bangladesh, và vận tải đường thuỷ nội địa tại Trung Quốc.
Nhóm 8 MDB gồm ADB, Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), Ngân hàng Phát triển Mỹ Latinh và Caribe, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EDRB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IADB), Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (IDB), và Ngân hàng Thế giới (WB)./.
Việt Tú (TTXVN)