Theo tin của phóng viên TTXVN thường trú tại các tỉnh Nam miền Trung và khu vực Tây Nguyên, đến 16 giờ ngày 4/11, lũ lụt đã làm 15 người chết (tăng 7 người so với ngày 3/11), 4 người mất tích.
Tổng số nhà bị sập đổ là gần 700, bị ngập là hơn 18.800.
Hiện áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển Phú Yên và Ninh Thuận. Dự báo lũ trên các sông từ Quảng Ngãi đến Phú Yên, Gia Lai và Đắk Lắk tiếp tục lên.
Đêm nay và ngày mai (5/11), lũ các sông từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Nam có khả năng lên lại. Vì vậy, các địa phương vẫn tiếp tục theo dõi diễn biến của áp thấp nhiệt đới gần bờ, tình hình mưa, lũ tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận để chủ động đối phó; thông báo, hướng dẫn tầu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; khắc phục sửa chữa các tuyến đường giao thông nhanh chóng thông xe tại các điểm còn ách tắc.
Mặt khác, các địa phương chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, huy động các lực lượng giúp dân ổn định đời sống, sản xuất tại những khu vực lũ đã rút.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết các đơn vị đã phối hợp với địa phương và ngành thủy sản và gia đình chủ tàu thống kê, thông báo, kêu gọi, hướng dẫn cho 30.005 tầu/143.623 lao động biết vị trí diễn biến của áp thấp nhiệt đới gần bờ để chủ động phòng tránh. 29 tàu thuyền đã bị chìm, 8 tàu, thuyền bị hỏng máy, trôi dạt.
Về giao thông, các tỉnh lộ 641, 642, 643, 644, 646, 650, 645B của tỉnh Phú Yên một số đoạn vẫn bị ngập, sạt lở gây ách tắc giao thông.
Tại Khánh Hòa, tuyến đường Khánh Lê Lâm Đồng bị sạt lở 3 vị trí, hiện đang triển khai thu dọn, dự kiến ngày 5/11 sẽ thông tuyến; đường Nguyễn Tất Thành bị sạt lở 3 vị trí, hiện đã thông 1 làn xe.
Đường Lập Định-Suối Môn vẫn ách tắc giao thông do ngập và sập mố cầu tràn Vĩnh Thái. Đường từ sân bay Cam Ranh đến cầu Long Hồ bị sụp cống, sạt lở 2/3 đường. Đường tỉnh lộ 9 lên Khánh Sơn chưa thông xe do ngập. Đường Khánh Sơn đến Thành Sơn ách tắc giao thông do ngập.
Diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập, hư hại của các địa phuơng là 26.490ha.
Đặc biệt, mưa dầm liên miên tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau làm ngập úng gần 150.000ha lúa, tôm và hoa màu.
Đoàn công tác do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã tới tỉnh Phú Yên để thăm hỏi, động viên nhân dân và chỉ đạo đối phó với tình hình mưa, lũ.
Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương-Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có công điện chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đối phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và tình hình mưa lũ tại các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Trị đến Cà Mau; cảnh báo vùng áp thấp mới xuất hiện và tình hình mưa lũ tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa và Bắc Tây Nguyên.
Các đơn vị này thường xuyên thông báo tình hình mưa, lũ, tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm đến các tỉnh để tổ chức theo dõi, chủ động tham mưu trong việc chỉ đạo các biện pháp đối phó, đồng thời gửi công văn số đến Tổng Công ty Hàng không Việt Nam về việc chuyển thuốc khử trùng, hóa chất xử lý nước uống cho các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận./.
Tổng số nhà bị sập đổ là gần 700, bị ngập là hơn 18.800.
Hiện áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển Phú Yên và Ninh Thuận. Dự báo lũ trên các sông từ Quảng Ngãi đến Phú Yên, Gia Lai và Đắk Lắk tiếp tục lên.
Đêm nay và ngày mai (5/11), lũ các sông từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Nam có khả năng lên lại. Vì vậy, các địa phương vẫn tiếp tục theo dõi diễn biến của áp thấp nhiệt đới gần bờ, tình hình mưa, lũ tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận để chủ động đối phó; thông báo, hướng dẫn tầu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; khắc phục sửa chữa các tuyến đường giao thông nhanh chóng thông xe tại các điểm còn ách tắc.
Mặt khác, các địa phương chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, huy động các lực lượng giúp dân ổn định đời sống, sản xuất tại những khu vực lũ đã rút.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết các đơn vị đã phối hợp với địa phương và ngành thủy sản và gia đình chủ tàu thống kê, thông báo, kêu gọi, hướng dẫn cho 30.005 tầu/143.623 lao động biết vị trí diễn biến của áp thấp nhiệt đới gần bờ để chủ động phòng tránh. 29 tàu thuyền đã bị chìm, 8 tàu, thuyền bị hỏng máy, trôi dạt.
Về giao thông, các tỉnh lộ 641, 642, 643, 644, 646, 650, 645B của tỉnh Phú Yên một số đoạn vẫn bị ngập, sạt lở gây ách tắc giao thông.
Tại Khánh Hòa, tuyến đường Khánh Lê Lâm Đồng bị sạt lở 3 vị trí, hiện đang triển khai thu dọn, dự kiến ngày 5/11 sẽ thông tuyến; đường Nguyễn Tất Thành bị sạt lở 3 vị trí, hiện đã thông 1 làn xe.
Đường Lập Định-Suối Môn vẫn ách tắc giao thông do ngập và sập mố cầu tràn Vĩnh Thái. Đường từ sân bay Cam Ranh đến cầu Long Hồ bị sụp cống, sạt lở 2/3 đường. Đường tỉnh lộ 9 lên Khánh Sơn chưa thông xe do ngập. Đường Khánh Sơn đến Thành Sơn ách tắc giao thông do ngập.
Diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập, hư hại của các địa phuơng là 26.490ha.
Đặc biệt, mưa dầm liên miên tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau làm ngập úng gần 150.000ha lúa, tôm và hoa màu.
Đoàn công tác do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã tới tỉnh Phú Yên để thăm hỏi, động viên nhân dân và chỉ đạo đối phó với tình hình mưa, lũ.
Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương-Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có công điện chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đối phó với áp thấp nhiệt đới gần bờ và tình hình mưa lũ tại các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Trị đến Cà Mau; cảnh báo vùng áp thấp mới xuất hiện và tình hình mưa lũ tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa và Bắc Tây Nguyên.
Các đơn vị này thường xuyên thông báo tình hình mưa, lũ, tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm đến các tỉnh để tổ chức theo dõi, chủ động tham mưu trong việc chỉ đạo các biện pháp đối phó, đồng thời gửi công văn số đến Tổng Công ty Hàng không Việt Nam về việc chuyển thuốc khử trùng, hóa chất xử lý nước uống cho các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)