Theo báo Bưu điện Tài chính (Canada), Công ty dịch vụ tài chính toàn cầu của Thụy Sĩ (UBS AG) đã công bố danh sách 20 loại cổ phiếu hấp dẫn người tiêu dùng trên toàn cầu.
Báo cáo mới của UBS AG cho biết các cơ hội đầu tư của người tiêu dùng trong các thị trường mới nổi có thể là không mới. Tuy nhiên, còn có rất nhiều vấn đề chi tiết trong mỗi thị trường này mà người tiêu dùng chưa được biết đến.
Nicolas Smithie, chiến lược gia chuyên nghiên cứu về các thị trường mới nổi của UBS AG, cho biết: "Số lượng lớn người tiêu dùng đã làm cho các cơ hội trở nên hấp dẫn hơn. Với 3,9 tỷ người sống ở các thị trường mới nổi, lớn hơn 10 lần dân số Mỹ, hiện đang làm cho tiêu dùng ở thị trường mới nổi đạt trị giá 14 nghìn tỷ USD, lớn nhiều so với thị trường tiêu dùng Mỹ."
Ông Smithie cho biết thị trường tiêu dùng ở các nước đang phát triển đang tăng trưởng bởi GDP bình quân đầu người của họ đang vượt qua mức cơ bản được gắn liền với các nhu cầu hàng hóa tiêu dùng cao hơn.
Theo ông, khi GDP bình quân đầu người trong một quốc gia đạt mức 5.000 USD và cao hơn, người tiêu dùng tại nước có thu nhập dư thừa sẽ tập trung vào các loại hàng hóa công nghệ cao như điện thoại di động và máy tính cá nhân.
Ông Smithie nhận định rằng chỉ trong khoảng 5 năm tới, GDP bình quân đầu người của Ấn Độ, Philipines và Indonesia cũng sẽ vượt qua ngưỡng 5.000 USD.
Điều đáng ngạc nhiên là trong 20 cổ phiếu hàng đầu của cả hai thị trường mới nổi và phát triển đang tăng trưởng mạnh mẽ, được chiến lược gia của UBS xác định, có tới hơn 1/2 thuộc về các quốc gia châu Á.
Báo cáo mới của UBS AG cho biết các cơ hội đầu tư của người tiêu dùng trong các thị trường mới nổi có thể là không mới. Tuy nhiên, còn có rất nhiều vấn đề chi tiết trong mỗi thị trường này mà người tiêu dùng chưa được biết đến.
Nicolas Smithie, chiến lược gia chuyên nghiên cứu về các thị trường mới nổi của UBS AG, cho biết: "Số lượng lớn người tiêu dùng đã làm cho các cơ hội trở nên hấp dẫn hơn. Với 3,9 tỷ người sống ở các thị trường mới nổi, lớn hơn 10 lần dân số Mỹ, hiện đang làm cho tiêu dùng ở thị trường mới nổi đạt trị giá 14 nghìn tỷ USD, lớn nhiều so với thị trường tiêu dùng Mỹ."
Ông Smithie cho biết thị trường tiêu dùng ở các nước đang phát triển đang tăng trưởng bởi GDP bình quân đầu người của họ đang vượt qua mức cơ bản được gắn liền với các nhu cầu hàng hóa tiêu dùng cao hơn.
Theo ông, khi GDP bình quân đầu người trong một quốc gia đạt mức 5.000 USD và cao hơn, người tiêu dùng tại nước có thu nhập dư thừa sẽ tập trung vào các loại hàng hóa công nghệ cao như điện thoại di động và máy tính cá nhân.
Ông Smithie nhận định rằng chỉ trong khoảng 5 năm tới, GDP bình quân đầu người của Ấn Độ, Philipines và Indonesia cũng sẽ vượt qua ngưỡng 5.000 USD.
Điều đáng ngạc nhiên là trong 20 cổ phiếu hàng đầu của cả hai thị trường mới nổi và phát triển đang tăng trưởng mạnh mẽ, được chiến lược gia của UBS xác định, có tới hơn 1/2 thuộc về các quốc gia châu Á.
Các cổ phiếu hấp dẫn người tiêu dùng bao gồm: 1. Lojas Americanas của Brazil (Chuỗi bán lẻ) 2. Lenovo Group của Trung Quốc (Công nghệ và Thiết bị phần cứng) 3. ZTE của Trung Quốc (Công nghệ và Thiết bị phần cứng) 4. Haier Electronics của Trung Quốc (Hàng hóa lâu bền) 5. Geely Auto của Trung Quốc (Ôtô và Linh kiện) 6. TTK Prestige của Ấn Độ (Hàng hóa lâu bền) 7. Hero MotoCorp của Ấn Độ (Ôtô và Linh kiện) 8. Astra Intl. của Indonesia (Ôtô và Linh kiện) 9. MNCN của Indonesia (Truyền thông đa phương tiện) 10. Samsung Electronics của Hàn Quốc (Bán dẫn và Thiết bị bán dẫn) 11. Walmex của Mexico (Thực phẩm và Bán lẻ nguyên vật liệu) 12. Puregold Giá Club của Philipines (Thực phẩm và Bán lẻ nguyên vật liệu) 13. Yandex của Nga (Phần mềm và Dịch vụ) 14. Robinson Dept Store của Thái Lan (Chuỗi bán lẻ) 15. SEB SA của châu Âu (Hàng hóa lâu bền) 16. BMW của châu Âu (Ôtô và Linh kiện) 17. Nikon của Nhật Bản (Hàng hóa lâu bền) 18. Whirlpool của Mỹ (Hàng hóa lâu bền) 19. Hewlett-Packard của Mỹ (Công nghệ và Thiết bị phần cứng) 20. Amazon.com của Mỹ (Chuỗi bán lẻ) |
Thanh Hải (TTXVN)