Trong khuôn khổ Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG), Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam đã được khai mạc sáng ngày 2/12.
Diễn đàn là kênh đối thoại có tổ chức, mang tính xây dựng giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư và kích thích tăng trưởng kinh tế, với chủ đề “Giai đoạn mới cho tăng trưởng cạnh tranh.”
Diễn đàn năm nay tập trung vào các chủ đề sau: cảm nhận về môi trường đầu tư của các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; tóm tắt tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2011 và phương hướng phát triển năm 2012; báo cáo từ các Nhóm công tác của Diễn đàn.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đều nhận định, năm 2011, kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn mức cao. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện nguồn vốn tín dụng hạn hẹp, lãi suất đã bắt đầu giảm nhưng vẫn còn cao. Một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giảm hiệu quả thậm chí bị thua lỗ. Thị trường chứng khoán và bất động sản giảm sút. Đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, công nhân các khu công nghiệp, vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
Phát biểu tại Diễn đàn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, năm 2012 phải tập trung đẩy mạnh nền kinh tế, trước mắt tập trung vào ba lĩnh vực là tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công, tái cơ cấu lại thị trường tài chính trọng tâm là các ngân hàng thương mại. Cả ba nội dung này phải được thực hiện đồng bộ cùng với các chính sách tài khóa đúng đắn.
Cùng với việc thực hiện ba khâu đột phá là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bền vững xã hội chủ nghĩa với trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; phát triển thêm nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại tập trung vào các công trình giao thông và đô thị lớn.
Ông Vinh cho biết thêm, trong tháng 1/2012 ba đề án tái cấu trúc nền kinh tế nêu trên và các đề án đột phá sẽ được Chính phủ Việt Nam thông qua, đồng thời Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng vào tháng 6/2012.
Bà Keiko Sato, Giám đốc điều phối danh mục đầu tư và hoạt động dự án chương trình Việt Nam cũng cho rằng, khi Việt Nam khi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thì tăng trưởng luôn là quan trọng, sự cạnh tranh càng trở nên mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.
“Quan điểm của Chính phủ Việt Nam vẫn muốn ổn định nền kinh tế vĩ mô và chúng tôi nhiệt liệt tán thành những tuyên bố gần đây liên quan đến cải cách kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là hướng vào đầu tư công khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu vực tài chính. Đây là những yếu tố đặc biệt quan trọng để duy trì tính cạnh tranh của Việt Nam khi mà chúng ta tạo ra những nền tảng mới tăng trưởng cho tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và sát cánh trong quá trình này,” bà Keiko Sato khẳng định.
Tuy nhiên, bà Keiko Sato cũng cho rằng, trong 6 tháng qua, đã có một số vấn đề khó khăn nảy sinh trong khối doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề này chúng tôi đã nhận được sự chú ý, nhưng một số vấn đề khác vẫn cần tập trung giải quyết với sự tham gia của các cấp khác nhau của Chính phủ.
Ông Simon Andrew, Giám đốc khu vực Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), cũng thừa nhận, năm nay rõ ràng là một năm đầy thử thách đối với các doanh nghiệp Việt Nam, báo cáo cảm nhận môi trường kinh doanh năm nay cho thấy tinh thần của doanh nghiệp ở điểm thấp nhất trong 3 năm, lạm phát đã giảm sút nhưng vẫn còn cao và chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn còn đang cần thiết đã tạo ra những rào cản đối với doanh nghiệp nhỏ và tăng hệ rủi ro đối với hệ thống ngân hàng.
Tất cả những vấn đề này đang tạo ra những khó khăn cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, đặc biệt khi chúng ta gặp phải cuộc khủng hoảng ngân hàng, điều đó ảnh hưởng đến thị trường vốn toàn cầu.
Ông Simon hy vọng có được cuộc cải cách doanh nghiệp Nhà nước, khu vực tài chính cũng như cải cách ngân sách Nhà nước tốt hơn. Những cải cách quan trọng này sẽ song hành với việc phát triển cạnh tranh kinh tế của Việt Nam./.
Diễn đàn là kênh đối thoại có tổ chức, mang tính xây dựng giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư và kích thích tăng trưởng kinh tế, với chủ đề “Giai đoạn mới cho tăng trưởng cạnh tranh.”
Diễn đàn năm nay tập trung vào các chủ đề sau: cảm nhận về môi trường đầu tư của các hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; tóm tắt tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2011 và phương hướng phát triển năm 2012; báo cáo từ các Nhóm công tác của Diễn đàn.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đều nhận định, năm 2011, kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn mức cao. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện nguồn vốn tín dụng hạn hẹp, lãi suất đã bắt đầu giảm nhưng vẫn còn cao. Một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giảm hiệu quả thậm chí bị thua lỗ. Thị trường chứng khoán và bất động sản giảm sút. Đời sống nhân dân, nhất là người nghèo, công nhân các khu công nghiệp, vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
Phát biểu tại Diễn đàn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, năm 2012 phải tập trung đẩy mạnh nền kinh tế, trước mắt tập trung vào ba lĩnh vực là tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công, tái cơ cấu lại thị trường tài chính trọng tâm là các ngân hàng thương mại. Cả ba nội dung này phải được thực hiện đồng bộ cùng với các chính sách tài khóa đúng đắn.
Cùng với việc thực hiện ba khâu đột phá là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bền vững xã hội chủ nghĩa với trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; phát triển thêm nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại tập trung vào các công trình giao thông và đô thị lớn.
Ông Vinh cho biết thêm, trong tháng 1/2012 ba đề án tái cấu trúc nền kinh tế nêu trên và các đề án đột phá sẽ được Chính phủ Việt Nam thông qua, đồng thời Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng vào tháng 6/2012.
Bà Keiko Sato, Giám đốc điều phối danh mục đầu tư và hoạt động dự án chương trình Việt Nam cũng cho rằng, khi Việt Nam khi trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thì tăng trưởng luôn là quan trọng, sự cạnh tranh càng trở nên mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hiện nay.
“Quan điểm của Chính phủ Việt Nam vẫn muốn ổn định nền kinh tế vĩ mô và chúng tôi nhiệt liệt tán thành những tuyên bố gần đây liên quan đến cải cách kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là hướng vào đầu tư công khu vực doanh nghiệp Nhà nước, khu vực tài chính. Đây là những yếu tố đặc biệt quan trọng để duy trì tính cạnh tranh của Việt Nam khi mà chúng ta tạo ra những nền tảng mới tăng trưởng cho tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ và sát cánh trong quá trình này,” bà Keiko Sato khẳng định.
Tuy nhiên, bà Keiko Sato cũng cho rằng, trong 6 tháng qua, đã có một số vấn đề khó khăn nảy sinh trong khối doanh nghiệp Việt Nam và một số vấn đề này chúng tôi đã nhận được sự chú ý, nhưng một số vấn đề khác vẫn cần tập trung giải quyết với sự tham gia của các cấp khác nhau của Chính phủ.
Ông Simon Andrew, Giám đốc khu vực Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), cũng thừa nhận, năm nay rõ ràng là một năm đầy thử thách đối với các doanh nghiệp Việt Nam, báo cáo cảm nhận môi trường kinh doanh năm nay cho thấy tinh thần của doanh nghiệp ở điểm thấp nhất trong 3 năm, lạm phát đã giảm sút nhưng vẫn còn cao và chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn còn đang cần thiết đã tạo ra những rào cản đối với doanh nghiệp nhỏ và tăng hệ rủi ro đối với hệ thống ngân hàng.
Tất cả những vấn đề này đang tạo ra những khó khăn cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, đặc biệt khi chúng ta gặp phải cuộc khủng hoảng ngân hàng, điều đó ảnh hưởng đến thị trường vốn toàn cầu.
Ông Simon hy vọng có được cuộc cải cách doanh nghiệp Nhà nước, khu vực tài chính cũng như cải cách ngân sách Nhà nước tốt hơn. Những cải cách quan trọng này sẽ song hành với việc phát triển cạnh tranh kinh tế của Việt Nam./.
Minh Thúy (Vietnam+)