Nhằm phổ biến, đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm triển khai Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015, ngày 10/7, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức lao động quốc tế tổ chức hội thảo “Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015."
Đây là bản kế hoạch 5 năm lần thứ 2 sau khi kế hoạch giai đoạn 2006-2010 được triển khai khá toàn diện với 13/15 giải pháp hỗ trợ được triển khai. Tuy nhiên, theo đánh giá, kế hoạch phát triển giai đoạn 2006-2010 vẫn còn một số tồn tại như hệ thống trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa còn mởng và thiếu, sự phối hợp giữa các Bộ ngành, địa phương chưa chặt chẽ, việc thống kê, đánh giá một số chỉ tiêu của kế hoạch gặp khó khăn.
Theo phương hướng xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015, số doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới đạt 350.000 doanh nghiệp, để thời điểm vào cuối năm 2015, cả nước sẽ có tổng cộng khoảng 600.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động, đóng góp 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa phấn đấu đóng góp khoảng 40% GDP; 30% tổng thu ngân sách nhà nước và tạo thêm khoảng 3,5-4 triệu chỗ làm việc mới trong giai đoạn 2011-2015.
Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015 đưa ra 8 nhóm giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015 bao gồm hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp; hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng; hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới; phát triển nguồn nhân lực, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị ; đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; cung cấp thông tin hỗ trợ và xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ước tính tổng kinh phí trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa không bao gồm các chương trình đổi mới công nghệ khoảng 1.130 tỷ đồng.
Đại diện VCCI cho biết, tiêu chí doanh nghiệp đang hoạt động rất quan trọng bởi nó cho thấy hiện thực bức tranh doanh nghiệp nói chung, nhất là phản ánh sức sống của doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Thời gian tới, chính quyền các địa phương, cơ quan chức năng sẽ quan tâm thỏa đáng tới việc giải quyết một số vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như mặt bằng sản xuất, vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
Các chuyên gia khuyến nghị, việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được thực hiện trên cơ sở phát huy nguồn lực, tiềm năng về thiên nhiên và hoàn cảnh xã hội trên từng địa bàn, địa phương cụ thể. Từ đó, mỗi đơn vị sẽ kết hợp sở trường, trình độ chuyên môn với nguồn nhân lực, khả năng tài chính, dung lượng thị trường để tăng trưởng ổn định, góp phần vào xuất khẩu và gia tăng liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa./.
Đây là bản kế hoạch 5 năm lần thứ 2 sau khi kế hoạch giai đoạn 2006-2010 được triển khai khá toàn diện với 13/15 giải pháp hỗ trợ được triển khai. Tuy nhiên, theo đánh giá, kế hoạch phát triển giai đoạn 2006-2010 vẫn còn một số tồn tại như hệ thống trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa còn mởng và thiếu, sự phối hợp giữa các Bộ ngành, địa phương chưa chặt chẽ, việc thống kê, đánh giá một số chỉ tiêu của kế hoạch gặp khó khăn.
Theo phương hướng xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015, số doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới đạt 350.000 doanh nghiệp, để thời điểm vào cuối năm 2015, cả nước sẽ có tổng cộng khoảng 600.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động, đóng góp 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa phấn đấu đóng góp khoảng 40% GDP; 30% tổng thu ngân sách nhà nước và tạo thêm khoảng 3,5-4 triệu chỗ làm việc mới trong giai đoạn 2011-2015.
Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015 đưa ra 8 nhóm giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015 bao gồm hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp; hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng; hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới; phát triển nguồn nhân lực, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị ; đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; cung cấp thông tin hỗ trợ và xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ước tính tổng kinh phí trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa không bao gồm các chương trình đổi mới công nghệ khoảng 1.130 tỷ đồng.
Đại diện VCCI cho biết, tiêu chí doanh nghiệp đang hoạt động rất quan trọng bởi nó cho thấy hiện thực bức tranh doanh nghiệp nói chung, nhất là phản ánh sức sống của doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Thời gian tới, chính quyền các địa phương, cơ quan chức năng sẽ quan tâm thỏa đáng tới việc giải quyết một số vướng mắc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như mặt bằng sản xuất, vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
Các chuyên gia khuyến nghị, việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được thực hiện trên cơ sở phát huy nguồn lực, tiềm năng về thiên nhiên và hoàn cảnh xã hội trên từng địa bàn, địa phương cụ thể. Từ đó, mỗi đơn vị sẽ kết hợp sở trường, trình độ chuyên môn với nguồn nhân lực, khả năng tài chính, dung lượng thị trường để tăng trưởng ổn định, góp phần vào xuất khẩu và gia tăng liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa./.
Quang Toàn (TTXVN)