Sáng 1/2, nhóm người địa phương ở tỉnh Arish, miền Bắc Ai Cập, đã thả 25 công nhân người Trung Quốc bị bắt cóc trước đó một ngày tại tỉnh này.
Theo hãng tin Tân Hoa, một quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ai Cập đã đến tỉnh Arish và xác nhận các công nhân bị bắt cóc đã được thả và ở trong tình trạng sức khỏe tốt.
Trước đó, 24 công nhân và 1 phiên dịch người Trung Quốc làm việc tại một nhà máy sản xuất ximăng ở tỉnh Arish đã bị một nhóm người địa phương bắt cóc ngày 31/1.
Theo các nguồn tin, hành động này của người dân địa phương nhằm gây sức ép đòi Chính phủ Ai Cập thả những thân nhân của họ vốn bị bắt giam từ nhiều năm trước, đồng thời yêu cầu ngừng cung cấp khí đốt cho Israel.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc đã cử một nhóm sáu quan chức tới Sudan để phối hợp với chính quyền và Đại sứ quán Trung Quốc tại nước này, nhằm giải cứu hơn 20 công nhân Trung Quốc được cho là bị bắt cóc sau khi khu trại của một công ty Trung Quốc ở bang Kordofan Nam bị phiến quân địa phương tấn công ngày 29/1.
Bang Kordofan Nam nằm ở khu vực biên giới giữa Sudan và Nam Sudan, là nơi thường xuyên xảy ra giao tranh giữa Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) của chính phủ và Phong trào Giải phóng nhân dân Sudan (SPLA) nhánh phía Bắc kể từ tháng 6/2011 đến nay.
Chính quyền Sudan đã yêu cầu SPLA rời khỏi toàn bộ các khu vực thuộc lãnh thổ phía Bắc Sudan hoặc các tay súng của phong trào này phải hạ vũ khí nếu họ muốn ở lại khu vực trên.
Sudan cáo buộc Nam Sudan ủng hộ phiến quân ở vùng biên giới, đặc biệt là ở các khu vực Blue Nile và Kordofan Nam./.
Theo hãng tin Tân Hoa, một quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ai Cập đã đến tỉnh Arish và xác nhận các công nhân bị bắt cóc đã được thả và ở trong tình trạng sức khỏe tốt.
Trước đó, 24 công nhân và 1 phiên dịch người Trung Quốc làm việc tại một nhà máy sản xuất ximăng ở tỉnh Arish đã bị một nhóm người địa phương bắt cóc ngày 31/1.
Theo các nguồn tin, hành động này của người dân địa phương nhằm gây sức ép đòi Chính phủ Ai Cập thả những thân nhân của họ vốn bị bắt giam từ nhiều năm trước, đồng thời yêu cầu ngừng cung cấp khí đốt cho Israel.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc đã cử một nhóm sáu quan chức tới Sudan để phối hợp với chính quyền và Đại sứ quán Trung Quốc tại nước này, nhằm giải cứu hơn 20 công nhân Trung Quốc được cho là bị bắt cóc sau khi khu trại của một công ty Trung Quốc ở bang Kordofan Nam bị phiến quân địa phương tấn công ngày 29/1.
Bang Kordofan Nam nằm ở khu vực biên giới giữa Sudan và Nam Sudan, là nơi thường xuyên xảy ra giao tranh giữa Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) của chính phủ và Phong trào Giải phóng nhân dân Sudan (SPLA) nhánh phía Bắc kể từ tháng 6/2011 đến nay.
Chính quyền Sudan đã yêu cầu SPLA rời khỏi toàn bộ các khu vực thuộc lãnh thổ phía Bắc Sudan hoặc các tay súng của phong trào này phải hạ vũ khí nếu họ muốn ở lại khu vực trên.
Sudan cáo buộc Nam Sudan ủng hộ phiến quân ở vùng biên giới, đặc biệt là ở các khu vực Blue Nile và Kordofan Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)