Ngày 19/9, tại đường Tôn Đức Thắng, thành phố Hải Dương, đã diễn ra những hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội sinh vật cảnh Côn Sơn - Kiếp Bạc - Hải Dương 2012 do Hội Sinh vật cảnh phối hợp cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương tổ chức.
Diễn ra trong tám ngày từ 19-27/9, Lễ hội thu hút hơn 2.600 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật của gần 40 đơn vị thuộc 20 tỉnh, thành phố ở cả ba miền Bắc – Trung - Nam cũng như chín câu lạc bộ cây cảnh, cổ vật, gà cảnh, hoa lan của 12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
[Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc 2012 khai hội ngày 30/9]
Ngoài cây cảnh nghệ thuật, Ban tổ chức còn tiến hành trưng bày hơn 1000 tác phẩm đá cảnh, gỗ lũa; 200 cổ vật và hàng chục gian hàng thủ công mỹ nghệ có chất lượng.
Tham gia lễ hội, ngoài việc thưởng lãm các tác phẩm sinh vật cảnh được tạo hình dưới nhiều tên gọi độc đáo như “lưỡng long chầu nguyệt”, “phụ tử sum vầy”, khách tham quan còn được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như giao lưu, học tập kinh nghiệm chăm sóc vườn cảnh; thi đấu “Nét đẹp gà tre Việt”…
Các tác phẩm trưng bày tương đối đồng đều về mặt chất lượng, thể hiện trình độ nghệ thuật tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ cũng như tính ứng dụng cao.
Lễ hội là dịp tôn vinh các nghệ nhân có tên tuổi, góp phần động viên quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, đồng thời cũng là nơi để các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu tới du khách và bạn bè bốn phương./.
Diễn ra trong tám ngày từ 19-27/9, Lễ hội thu hút hơn 2.600 tác phẩm cây cảnh nghệ thuật của gần 40 đơn vị thuộc 20 tỉnh, thành phố ở cả ba miền Bắc – Trung - Nam cũng như chín câu lạc bộ cây cảnh, cổ vật, gà cảnh, hoa lan của 12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
[Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc 2012 khai hội ngày 30/9]
Ngoài cây cảnh nghệ thuật, Ban tổ chức còn tiến hành trưng bày hơn 1000 tác phẩm đá cảnh, gỗ lũa; 200 cổ vật và hàng chục gian hàng thủ công mỹ nghệ có chất lượng.
Tham gia lễ hội, ngoài việc thưởng lãm các tác phẩm sinh vật cảnh được tạo hình dưới nhiều tên gọi độc đáo như “lưỡng long chầu nguyệt”, “phụ tử sum vầy”, khách tham quan còn được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như giao lưu, học tập kinh nghiệm chăm sóc vườn cảnh; thi đấu “Nét đẹp gà tre Việt”…
Các tác phẩm trưng bày tương đối đồng đều về mặt chất lượng, thể hiện trình độ nghệ thuật tinh xảo, có giá trị thẩm mỹ cũng như tính ứng dụng cao.
Lễ hội là dịp tôn vinh các nghệ nhân có tên tuổi, góp phần động viên quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, đồng thời cũng là nơi để các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu tới du khách và bạn bè bốn phương./.
Hoàng Ngân (TTXVN)