Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết theo báo cáo của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão-Tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng và báo cáo của các tỉnh, thành tuyến biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau, tính đến 6 giờ ngày 22/2, Bộ đội Biên phòng các tỉnh phối hợp với địa phương, chủ tàu thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn cho 44.958 tàu với 182.467 lao động biết diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.
Trong số đó, khu vực quần đảo Trường Sa có 646 tàu với 5.799 lao động; khu vực khác và neo đậu tại các bến có 44.312 tàu với 176.668 lao động.
Để chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới, Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương - Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có Công điện số 07/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang và các Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác đối phó với áp thấp nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc.
Bộ Y Tế có Công điện số 959/CĐ-BYT ngày 21/2 chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau và Kiên Giang triển khai công tác đối phó với áp thấp nhiệt đới.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã tổ chức trực ban đột xuất, theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc, đôn đốc các địa phương thực hiện công tác ứng phó theo nội dung Công điện 07/CĐ-TW.
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Cà Mau đã có báo cáo nhanh về triển khai công tác đối phó với áp thấp nhiệt đới.
Các tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau và Kiên Giang đã tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến của áp thấp nhiệt đới và triển khai thực hiện Công điện số 07/CĐ-TW.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 22/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 5,4 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam quần đảo Trường Sa, cách đảo Huyền Trân (thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) khoảng 320km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Nam Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 13 giờ ngày 23/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 3,8 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, cách đảo Huyền Trân (thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) khoảng 510km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39-49km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió Đông Bắc mạnh nên vùng biển quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động.
Ngoài ra do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.
Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoạt động của nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông./.
Trong số đó, khu vực quần đảo Trường Sa có 646 tàu với 5.799 lao động; khu vực khác và neo đậu tại các bến có 44.312 tàu với 176.668 lao động.
Để chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới, Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương - Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn có Công điện số 07/CĐ-TW gửi Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang và các Bộ Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác đối phó với áp thấp nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc.
Bộ Y Tế có Công điện số 959/CĐ-BYT ngày 21/2 chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau và Kiên Giang triển khai công tác đối phó với áp thấp nhiệt đới.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã tổ chức trực ban đột xuất, theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới và gió mùa Đông Bắc, đôn đốc các địa phương thực hiện công tác ứng phó theo nội dung Công điện 07/CĐ-TW.
Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Cà Mau đã có báo cáo nhanh về triển khai công tác đối phó với áp thấp nhiệt đới.
Các tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau và Kiên Giang đã tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến của áp thấp nhiệt đới và triển khai thực hiện Công điện số 07/CĐ-TW.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 22/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 5,4 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam quần đảo Trường Sa, cách đảo Huyền Trân (thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) khoảng 320km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Nam Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 13 giờ ngày 23/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 3,8 độ Vĩ Bắc; 109,0 độ Kinh Đông, cách đảo Huyền Trân (thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) khoảng 510km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39-49km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió Đông Bắc mạnh nên vùng biển quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động.
Ngoài ra do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.
Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoạt động của nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông./.
Thanh Tuấn (TTXVN)