Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam, ngày 26/10 thông báo, Nhật Bản sẽ chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất cho Việt Nam, nhằm phát triển các giống lúa mới ở trung du và miền núi phía Bắc.
Văn kiện của dự án hợp tác kỹ thuật này sẽ được ký vào ngày 27/10, giữa ông TSUNO Motonori – Trưởng đại diện JICA và ông Trần Đức Viên, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Theo đó, sẽ có một dự án được triển khai trong 5 năm (từ 2010 đến 2015) với ngân sách 4,6 triệu USD do JICA cung cấp.
“Chúng tôi sẽ chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản gọi là phương pháp chọn giống bằng chỉ thị phân tử và những chỉ tiêu sinh lý (MAS) cho Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Với công nghệ này, chúng tôi muốn tạo ra những giống lúa ngắn ngày, có năng suất và khả năng chống bệnh cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng trung du và miền núi phía Bắc,” ông TSUNO Motonori nói.
Theo JICA, 40% diện tích đất ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc chỉ có thể trồng được một vụ mỗi năm và sản lượng thấp. Dự án này sẽ hỗ trợ chính phủ Việt Nam đạt được an ninh lương thực dài hạn trên phạm vi toàn quốc./.
Văn kiện của dự án hợp tác kỹ thuật này sẽ được ký vào ngày 27/10, giữa ông TSUNO Motonori – Trưởng đại diện JICA và ông Trần Đức Viên, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Theo đó, sẽ có một dự án được triển khai trong 5 năm (từ 2010 đến 2015) với ngân sách 4,6 triệu USD do JICA cung cấp.
“Chúng tôi sẽ chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản gọi là phương pháp chọn giống bằng chỉ thị phân tử và những chỉ tiêu sinh lý (MAS) cho Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Với công nghệ này, chúng tôi muốn tạo ra những giống lúa ngắn ngày, có năng suất và khả năng chống bệnh cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng trung du và miền núi phía Bắc,” ông TSUNO Motonori nói.
Theo JICA, 40% diện tích đất ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc chỉ có thể trồng được một vụ mỗi năm và sản lượng thấp. Dự án này sẽ hỗ trợ chính phủ Việt Nam đạt được an ninh lương thực dài hạn trên phạm vi toàn quốc./.
Kỳ Dương (Vietnam+)