Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ở miền Nam đã trực tiếp buộc chính quyền Lyndon B. Johnson phải xuống thang chiến tranh và tìm kiếm một giải pháp chính trị để rút khỏi cuộc chiến tại Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 28/12/1967, Bộ Chính trị họp phiên đặc biệt, thông qua Kế hoạch chiến lược năm 1968 "Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định", và chủ trương mở đợt Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. (Ảnh: TTXVN)
Tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ nhất ra miền Bắc (1964-1968), Mỹ đã liên tiếp gặp thất bại nặng nề. Trong ảnh: Phi công Mỹ William Andrew Robinson bị bắt và được áp giải bởi nữ dân quân Nguyễn Thị Kim Lai khi máy bay bị bắn rơi tại thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, đêm 20/9/1965. (Ảnh: Phan Thoan/TTXVN)
Ngày 16/12/1968, hơn 600 kiều bào cùng nhiều người dân Paris và nước ngoài tập trung tại sân bay Le Bourget, chào đón đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do ông Trần Bửu Kiếm dẫn đầu, đến Paris dự Hội nghị bốn bên về Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Sáng 4/11/1968, Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do bà Nguyễn Thị Bình, Phó Trưởng đoàn dẫn đầu, đến Paris dự Hội nghị bốn bên về Việt Nam. (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)
Bộ trưởng Xuân Thủy, Trưởng đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (phải) và Trưởng đoàn Mỹ William Averell Harrimann tại cuộc họp báo sau Phiên thứ 27 Cuộc nói chuyện chính thức giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Mỹ ở Paris, ngày 23/10/1968. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 3/6/1968, đông đảo các chính khách và kiều bào tại Paris (Pháp) ra sân bay Bretigny đón Bộ trưởng Xuân Thủy và đồng chí Lê Đức Thọ, Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến dự Hội nghị Paris. (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)
Ngày 13/5/1968, Hội nghị về hòa bình tại Việt Nam giữa hai bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ khai mạc tại Paris. Cuộc chiến Việt Nam từ lúc đó tiến hành song song hai chiến tuyến: Trên mặt trận ngoại giao và trên mặt trận chiến trường. Trong ảnh: Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Bộ trưởng Xuân Thủy dẫn đầu, tham dự hội nghị. (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)
Ngày 13/5/1968, Hội nghị về hòa bình tại Việt Nam giữa hai bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ khai mạc tại Paris. Do lập trường cương quyết của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ buộc phải ngồi nói chuyện chính thức với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và từ tháng 6/1969 là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong ảnh: Đoàn đàm phán Mỹ do đại sứ William Averell Harriman làm Trưởng đoàn, tại hội nghị. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 13/5/1968, Hội nghị về hòa bình tại Việt Nam giữa hai bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ khai mạc tại Paris. Cuộc chiến Việt Nam từ lúc đó tiến hành song song hai chiến tuyến: Trên mặt trận ngoại giao và trên mặt trận chiến trường. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 9/5/1968, đông đảo kiều bào Việt Nam và nhân dân Paris cùng các phóng viên quốc tế tập trung tại sân bay Le Bourget đón Bộ trưởng Xuân Thủy, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến tham dự cuộc đàm phán với đại diện Chính phủ Mỹ về hòa bình tại Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 25/1/1969, cuộc đàm phán về Hiệp định Paris chính thức bắt đầu. Trong ảnh: Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam do ông Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn, bà Nguyễn Thị Bình và ông Trần Hoài Nam làm Phó trưởng đoàn, dự Hội nghị 4 bên Mỹ - Việt Nam Cộng hòa - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, ngày 25/1/1969. (Ảnh: TTXVN)
Ông Trần Bửu Kiếm, Trưởng Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) đọc bản tuyên bố nêu rõ lập trường của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về việc giải quyết vấn đề Việt Nam tại Hội nghị bốn bên ở Paris, ngày 25/1/1969. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 18/1/1969, phiên họp đầu tiên của Hội nghị Paris về Việt Nam khai mạc tại Paris. Bốn đoàn đại biểu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Mỹ và Chính quyền Sài Gòn đã bàn việc chuẩn bị cho phiên họp toàn thể lần thứ nhất. Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Bình, đại diện Đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trả lời phỏng vấn của các nhà báo sau khi dự phiên họp đầu tiên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Ngày 18/1/1969, phiên họp đầu tiên của Hội nghị Paris về Việt Nam khai mạc tại Paris. Bốn đoàn đại biểu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Mỹ và Chính quyền Sài Gòn đã bàn việc chuẩn bị cho phiên họp toàn thể lần thứ nhất. Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Bình, đại diện Đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trả lời phỏng vấn của các nhà báo sau khi dự phiên họp đầu tiên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) trao đổi tại trụ sở của đoàn ở thủ đô Paris, tháng 1/1969. (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)
Hội nghị quốc tế về Việt Nam họp tại Paris từ ngày 26/2- 2/3/1973, kết thúc bằng việc ký Định ước để bảo đảm hoà bình ở Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Hội nghị quốc tế về Việt Nam họp tại Paris từ ngày 26/2 - 2/3/1973, kết thúc bằng việc ký Định ước để bảo đảm hoà bình ở Việt Nam. Trong ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ William P. Rogers ký Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam, ngày 2/3/1973. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam, ngày 2/3/1973. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)
Hội nghị quốc tế về Việt Nam họp tại Paris từ ngày 26/2 - 2/3/1973, kết thúc bằng việc ký Định ước để bảo đảm hoà bình ở Việt Nam. Trong ảnh: Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh (phải) ký Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam, ngày 2/3/1973. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Cố vấn Lê Đức Thọ, Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh hội đàm với Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Henry Kissinger để thảo luận việc thi hành Hiệp định Paris (Hà Nội, 10/2/1973). (Ảnh: Lâm Hồng/TTXVN)
Cố vấn Lê Đức Thọ đón Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Henry Kissinger tại sân bay Gia Lâm trong chuyến đi đến Hà Nội để thảo luận việc thi hành Hiệp định Paris (10/2/1973). (Ảnh: TTXVN)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đón Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh ở Phủ Chủ tịch, sau khi ký Hiệp định Paris trở về. Đông đảo đại diện các đoàn ngoại giao đến chúc mừng, chia vui trước thắng lợi lịch sử của nhân dân ta. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nhân dân Hà Nội nồng nhiệt đón chào Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh trở về, sau khi ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (2/1973). (Ảnh: TTXVN)
Phiên họp đầu tiên của Ban Liên hợp quân sự 4 bên về chuẩn bị thực hiện Hiệp định Paris (Sài Gòn, ngày 2/2/1973). (Ảnh: TTXVN)
Báo chí quốc tế đăng tin, bài ca ngợi thắng lợi của Hội nghị Paris về Việt Nam. (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh gặp gỡ báo chí sau khi ký kết Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)
Đông đảo kiều bào và bạn bè quốc tế ủng hộ Việt Nam tập trung, vẫy cờ bên ngoài Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris, chào mừng chiến thắng lịch sử của Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ William P.Rogers ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp). (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Duy Trinh ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở thủ đô Paris (Pháp). (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình đến Trung tâm Hội nghị quốc tế ở thủ đô Paris để ký Hiệp định Paris, ngày 27/1/1973. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)
Cố vấn đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ đến dự Lễ ký chính thức Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Paris. Trong suốt gần 5 năm đàm phán ở Paris, Cố vấn Lê Đức Thọ được ví như "vị tướng ngoài biên ải", là người góp phần to lớn vào tiến trình đàm phán, buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris. (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)
Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đến Paris ngày 25/1/1973 để ký chính thức Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27/1. (Ảnh: Lâm Hồng/TTXVN)
Cố vấn đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ họp báo, giới thiệu nội dung Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vừa được ký tắt (Paris, 24/1/1973). (Ảnh: TTXVN)
Bộ trưởng Xuân Thủy bắt tay Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Henry Kissinger sau buổi họp báo về ký tắt Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris (Pháp), ngày 23/1/1973. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)
Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Henry Kissinger sau khi ký tắt, phê chuẩn bản Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris (Pháp), ngày 23/1/1973. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)
Ngày 23/1/1973, Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Henry Kissinger đặt bút ký tắt, phê chuẩn bản Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tại Paris (Pháp). (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)
Ngày 23/1/1973, Cố vấn đặc biệt của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Henry Kissinger đặt bút ký tắt, phê chuẩn bản Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tại Paris (Pháp). (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)
Ngày 23/1/1973, Cố vấn đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Henry Kissinger đặt bút ký tắt, phê chuẩn bản Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris (Pháp). (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)
Cố vấn đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Henry Kissinger bắt tay nhau sau lễ ký tắt Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tại Paris, ngày 23/1/1973. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Cố vấn đặc biệt của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ và Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Henry Kissinger trao tặng bút cho nhau sau khi ký tắt Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tại Paris, ngày 23/1/1973. (Ảnh: TTXVN)
Cố vấn đặc biệt của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lê Đức Thọ ký tắt Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tại Paris (Pháp) ngày 23/1/1973. (Ảnh: TTXVN)
Sau thất bại của Mỹ trong đợt tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội 12 ngày đêm tháng 12/1972, ngày 8/1/1973, cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao đã ngã ngũ, phần thắng nghiêng về phía Việt Nam. Mỹ phải bỏ thái độ“thương lượng trên thế mạnh”. Trong ảnh: Cố vấn của Tổng thống Mỹ Henry Kissinger nói chuyện với Cố vấn Lê Đức Thọ tại Pháp, ngày 13/1/1973. (Ảnh: TTXVN)
Sau thất bại của Mỹ trong đợt tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội 12 ngày đêm tháng 12/1972, ngày 8/1/1973, cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao đã ngã ngũ, phần thắng nghiêng về phía Việt Nam. Mỹ phải bỏ thái độ“thương lượng trên thế mạnh”. Trong ảnh: Cố vấn Lê Đức Thọ nói chuyện với Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Henry Kissinger tại Pháp, ngày 13/1/1973. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 2/2/1972, tại Hội nghị bốn bên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đã nói rõ thêm hai vấn đề then chốt trong lập trường Bẩy điểm đã đưa ra ngày 1/7/1971 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Trong ảnh: Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại buổi làm việc với đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Paris, 1/2/1972). (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)
Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" tháng 12/1972 buộc Mỹ phải bỏ thái độ “thương lượng trên thế mạnh”, trở lại bàn đàm phán. Trong ảnh: Lực lượng pháo phòng không nổ súng quyết liệt đánh trả máy bay giặc Mỹ, bảo vệ Hà Nội trong chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", 12 ngày đêm tháng 12/1972. (Ảnh: TTXVN)
Quá trình đàm phán bế tắc và Mỹ đã dùng đến máy bay chiến lược B-52 trong chiến dịch Linebacker II, rải thảm Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực đông dân cư khác ở miền Bắc suốt 12 ngày đêm (từ 18 – 30/12/1972) để buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quay lại bàn thương lượng. Trong ảnh: Xác máy bay B-52 Mỹ bị bắn rơi rên đường phố Thủ đô trong chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". (Ảnh: TTXVN)
Chiếc máy bay B-52 đầu tiên bị Tiểu đoàn 59, Trung đoàn Tên lửa 261 bắn rơi trên cánh đồng Chuôm, xã Phù Lỗ, huyện Đông Anh (Hà Nội) vào 20 giờ 13 đêm 18/12/1972, trong chiến dịch "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không". (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Sau gần 4 năm tìm mọi cách phá hoại cuộc thương lượng, đầu tháng 4/1972, Tổng thống Mỹ R.Nixon ra lệnh đánh phá trở lại miền Bắc Việt Nam với quy mô lớn hòng buộc nhân dân ta phải chấp nhận các điều kiện đàm phán trên thế mạnh của Mỹ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Những thắng lợi quân sự của ta trong các chiến dịch 2 năm 1971-1972 đã làm quân Mỹ - Nguỵ bị thiệt hại nặng nề, từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo thế thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán. Trong ảnh: Pháo binh Quân giải phóng trút bão lửa xuống căn cứ Dốc Miếu (năm 1972). (Ảnh: Lương Nghĩa Dũng/TTXVN)
Sau khi Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố hoãn vô thời hạn các phiên họp công khai Hội nghị Paris về Việt Nam và tuyên bố tiến hành một bước leo thang mới mở rộng quy mô đánh phá miền Bắc, ngày 30/3/1972, bộ đội ta tổ chức các chiến dịch tấn công quy mô vào Quảng Trị, Thừa Thiên, Bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Trong ảnh: Quân giải phóng chiếm căn cứ Đầu Mâu - một trong những cứ điểm phòng thủ chủ chốt nhất của quân đội Sài Gòn ở Vùng Một chiến thuật trong Chiến dịch Xuân-Hè 1972. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Những thắng lợi quân sự của ta trong các chiến dịch 2 năm 1971-1972 đã làm quân Mỹ - Nguỵ bị thiệt hại nặng nề, từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và tạo thế thuận lợi cho ta trên bàn đàm phán. Trong ảnh: Quân giải phóng chiến đấu kiên cường, bảo vệ từng tấc đất ở thành cổ Quảng Trị, năm 1971. (Ảnh: TTXVN)
Lễ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris (Pháp). (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)
Thực thi Hiệp định Paris, trong 2 ngày 28 và 29/3/1973, tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội), 107 nhân viên quân sự Mỹ được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao trả (đợt cuối cùng) cho phía Mỹ. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Thực thi Hiệp định Paris, ngày 29/3/1973, Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ (MACV) tại Sài Gòn làm lễ cuốn cờ, chính thức chấm dứt 11 năm hoạt động. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)
Thực thi Hiệp định Paris, lính Mỹ lên máy bay rút khỏi miền Nam Việt Nam dưới sự giám sát của Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân Giải phóng, tại sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 19/3/1973. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Thực thi Hiệp định Paris, lính Mỹ lên máy bay rút khỏi miền Nam Việt Nam dưới sự giám sát của Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân Giải phóng, tại sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 19/3/1973. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)
Phi công Mỹ John McCain (đi đầu) trong đoàn 108 tù binh chiến tranh được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trao trả cho phía Mỹ, ngày 14/3/1973, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chiến sỹ ta thoát khỏi ngục tù của Mỹ ngụy để trở về vùng giải phóng, trong buổi trao trả tù binh trên sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị, ngày 9/3/1973. (Ảnh: Chu Chí Thành/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)