Ông A.P. Singh, Giám đốc Cục điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI), cho biết giới thượng lưu ở nước này đã tẩu tán được khoảng 500 tỷ USD ra nước ngoài trong thời gian qua. Đây có thể được coi là vụ “rửa tiền” lớn nhất ở quốc gia Nam Á này.
Lâu nay, vấn đề được gọi là “tiền đen” đã trở thành rắc rối lớn chưa được giải quyết của chính phủ Ấn Độ, vốn luôn phải đối mặt với sức ép của các nhà hoạt động trước nạn tiền bị đưa ra nước ngoài nhằm trốn thuế. Ông Singh cho biết: “Khoảng 500 tỷ USD tiền bất hợp pháp từ những người Ấn Độ đã được đưa ra nước ngoài. Thiên đường trốn thuế là New Zealand và còn có cả Singapore và Thụy Sĩ”.
Ông Singh cũng cho rằng những thỏa thuận quốc tế và những quy định của các nước đã ngăn cản chính phủ Ấn Độ có thể truy tìm tới cùng danh tính của những kẻ trốn thuer và đưa số tiền này trở về đất nước. Giám đốc của CBI cho hay: “Có quá nhiều rào cản trong quá trình điều tra. Không chỉ là những quy định mà còn cả những rào cản về ngôn ngữ hay sự thiếu tin tưởng trong hợp tác giữa các nước”.
Nhằm ngăn chặn tình trạng chảy máu “tiền” nói trên, Chính phủ Ấn Độ từng ký với Thụy Sĩ, nơi có các ngân hàng tình nghi giữ nhiều khoản ‘tiền đen,” một hiệp định cho phép trao đổi thông tin về những người trốn thuế.
New Delhi cũng từng cố gắng đàm phán với ít nhất 20 nước và vùng lãnh thổ được coi là “thiên đường trốn thuế” trên thế giới, trong đó có Mauritius về việc chia sẻ thông tin tương tự. Tuy nhiên, kết quả thu được cho đến chẳng đáng kể vì các chủ ngân hàng muốn giữ bí mật cho người gửi để “giữ mối làm ăn” lâu dài./.
Lâu nay, vấn đề được gọi là “tiền đen” đã trở thành rắc rối lớn chưa được giải quyết của chính phủ Ấn Độ, vốn luôn phải đối mặt với sức ép của các nhà hoạt động trước nạn tiền bị đưa ra nước ngoài nhằm trốn thuế. Ông Singh cho biết: “Khoảng 500 tỷ USD tiền bất hợp pháp từ những người Ấn Độ đã được đưa ra nước ngoài. Thiên đường trốn thuế là New Zealand và còn có cả Singapore và Thụy Sĩ”.
Ông Singh cũng cho rằng những thỏa thuận quốc tế và những quy định của các nước đã ngăn cản chính phủ Ấn Độ có thể truy tìm tới cùng danh tính của những kẻ trốn thuer và đưa số tiền này trở về đất nước. Giám đốc của CBI cho hay: “Có quá nhiều rào cản trong quá trình điều tra. Không chỉ là những quy định mà còn cả những rào cản về ngôn ngữ hay sự thiếu tin tưởng trong hợp tác giữa các nước”.
Nhằm ngăn chặn tình trạng chảy máu “tiền” nói trên, Chính phủ Ấn Độ từng ký với Thụy Sĩ, nơi có các ngân hàng tình nghi giữ nhiều khoản ‘tiền đen,” một hiệp định cho phép trao đổi thông tin về những người trốn thuế.
New Delhi cũng từng cố gắng đàm phán với ít nhất 20 nước và vùng lãnh thổ được coi là “thiên đường trốn thuế” trên thế giới, trong đó có Mauritius về việc chia sẻ thông tin tương tự. Tuy nhiên, kết quả thu được cho đến chẳng đáng kể vì các chủ ngân hàng muốn giữ bí mật cho người gửi để “giữ mối làm ăn” lâu dài./.
Trà My (Vietnam+)