Trao đổi với báo chí trong cuộc họp Quý I năm 2012 của Bộ Giao thông Vận tải vào cuối giờ chiều nay (3/4), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết: “Các chính sách thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân, phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, Quỹ bảo trì đường bộ đưa ra thì phải động chạm tới đối tượng bị tác động. Tất nhiên, có một số đối tượng bị ảnh hưởng, còn đa phần người dân được hưởng, đi nhanh hơn, đỡ ô nhiễm hơn.”
“Tuy nhiên, khi thực hiện thì 100% người dân sẽ được hưởng từ thu phí. Thu phí có tiền để đầu tư hạ tầng, phương tiện hạn chế thì tăng phương tiện vận tải công cộng. Hiện nay Bộ đang làm nhiều việc ngoài thu phí, làm đường sắt đô thị, đường trên cao… Bộ Giao thông Vận tải đang làm đồng bộ các giải pháp và đã làm thì phải quyết liệt,” Bộ trưởng Thăng khẳng định.
Mức đề xuất phí hợp lý
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, căn cứ vào Nghị quyết Quốc hội, Nghị quyết Trung ương 4, Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ khẩn trương xây dựng đề án về thu phí hạn chế phương tiện cá nhân và thu phí xe ôtô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với các Bộ dự thảo và xây dựng, tiếp thu các ý kiến phản ảnh của nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, hiện thời điểm tiến hành thu phí vẫn chưa đề xuất do nền kinh tế Việt Nam chưa thoát khỏi khó khăn, không có chuyện thu hai loại phí này ngay trong năm nay.
Giải thích cho việc tại sao người dân phải đóng phí lưu hành, theo Bộ trưởng Thăng, phí là người dùng dịch vụ trả tiền cho người cung cấp dịch vụ, đây là phí trả gián tiếp. Hiện nay, đường bộ có khoảng 28.000 km trong khi chỉ thu được khoảng 5.000km đường bộ. So sánh toàn quốc lộ và tỉnh lộ mới chỉ thu 4%, phần lớn đường chưa thu phí.
“Ai sử dụng hạ tầng thì phải trả nhiều tiền, ôtô trả nhiều hơn xe máy, xe máy nhiều hơn đi xe đạp, đây là dịch vụ gián tiếp mà người đi ôtô được hưởng,” Bộ trưởng Thăng chia sẻ.
Lý giải cho việc phí lưu hành phương tiện và phí nội đô có sự thay đổi so với đề xuất sau khi dư luận phản ứng, Bộ trưởng Thăng cho rằng, trước đây dự kiến thu từ 20-50 triệu đồng, nhưng sau khi có ý kiến đóng góp của nhân dân thông qua báo chí thì Bộ đã có điều chỉnh. Theo đó, chia nhỏ và giãn mức thu với các mức thu như 10 triệu đồng/năm, 15 triệu đồng/năm, 20 triệu đồng/năm... tùy loại xe. Trên cơ sở như vậy thì tổng mức thu khoảng 12.000-15.000 tỉ đồng/năm. Sau khi thu ôtô xong sẽ có đánh giá và 6 tháng sau triển khai thu xe máy.
Bộ trưởng Thăng cũng nhấn mạnh, việc tiến hành thu phí ôtô được thực hiện trong cả nước nhằm mục đích hạn chế phương tiện cá nhân do Quý I năm nay lượng phương tiện vẫn tăng tới 10%. Ngoài ra, nếu thu phí chưa được thực hiện thì sẽ không có tiền để đầu tư cơ sở hạ tầng bởi hiện nay, một phần ngân sách, trái phiếu, và vốn xã hội, vốn ODA đều dồn tập trung vào hạ tầng giao thông.
Với xe máy, Bộ đề xuất thu phí xe có dung tích xi lanh 100 m3 là 300.000 đồng/năm, xe có dung tích từ 100-175 là 500.00 đồng/năm và trên 175 là 1 triệu đồng/năm ở năm thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và chỉ thu ở khu vực nội đô, không phải tất cả xe máy trong cả nước đều chịu phí.
Bộ trưởng Thăng cũng khẳng định: “Đề xuất cụ thể là do Bộ Giao thông Vận tải và tôi chịu trách nhiệm trực tiếp. Việc phí cao hay thấp là do người dân đánh giá. Còn với cá nhân và Bộ thì mức đề xuất là hợp lý bởi khi đã làm thì sẵn sàng đề xuât vì mục đích chung vì mục tiêu đại đa số người dân được hưởng lợi.”
Cao hay thấp là con số hết sức tương đối
Theo Bộ trưởng Thăng, mức thu phí, nếu làm đồng bộ thì từ 2002 đã phải làm. Giờ triển khai, tất nhiên không ai muốn nộp phí cả. Tuy nhiên, việc thu phí sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng phương tiện.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải dẫn chứng cho việc này như: Cao tốc Sài Gòn - Trung Lương làm xong không thu, khi tiến hành thu là chủ phương tiện kêu ca. Lúc đầu, các xe chuyển sang đi đường 1A, nhưng sau đó thời gian đi lại ít, đường tốt, giảm chi phí xăng dầu nên đã quay lại đi.
“Cao hay thấp là con số hết sức tương đối. Vùng núi ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, người dân phải đóng tiền để làm đường. Nhà nước góp 40% còn 60% là của người dân đóng nhưng họ vẫn góp đất, góp công… và sẵn sàng làm. Người dùng ôtô được sử dụng nhiều hơn, vì Nhà nước bỏ tiền đầu tư hạ tầng nên việc thu phí là hợp lý, người dân sử dụng phải cùng đóng góp. Nếu có tiền làm hàng loạt cầu vượt thì rõ ràng ùn tắc giảm nhiều. Người dân được lợi về thời gian, chi phí xăng dầu,” Bộ trưởng Thăng bày tỏ quan điểm.
Bộ trưởng Thăng cho biết thêm: “Không thể nói người có ôtô là những người giàu mà là đỡ nghèo hơn người không có ôtô. Có người nhắn tin cho tôi bảo nhà có 4 cái ôtô, thu phí thế thì chết. Chuyện phản ứng là hợp lý nhưng vì vậy không thu phí nữa thì phương tiện sẽ tăng lên và không còn hỗ trợ một phần cho hạ tầng.”
Nhiều ý kiến cho rằng, thu nhập người dân còn thấp so với nước ngoài nên chưa thể đóng phí lưu hành phương tiện. Bộ trưởng Thăng khẳng định, không thể so sánh thu nhập thấp nên yêu cầu hạ tầng cũng thấp.
“Mọi sự so sánh đều khập khiễng, không thể nói thu nhập kém thì chất lượng công trình kém, mà phải chất lượng để đi tới hiện đại hóa. Chính sách rõ ràng chưa hẳn đã công bằng, nhưng tôi nghĩ rằng 600.000 thuộc diện xe cá nhân sẽ ủng hộ và tự hào được đóng góp phí,” Bộ trưởng Thăng cho hay.
Trước nhiều ý kiến nhận định, Bộ đã quá nóng vội trong việc tiến hành thu phí lưu hành và vì thiếu vốn mà phải thu phí để tạo nguồn vốn đầu tư đột phá, Bộ trưởng Thăng cho rằng, trong tất cả giải pháp đề ra đều đồng bộ, từ thu phí hạn chế xe cá nhân đến phát triển vận tải hành khách công cộng, đầu tư hạ tầng.
“Không có chuyện Bộ Giao thông Vận tải chọn dễ để làm, thích hay không, nóng vội hay không, mà thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, và phải làm. Bộ đang làm nhiều thứ như: Đề án nâng cao chất lượng, tiến độ, đầu tư hàng loạt công trình, đang thực hiện và rà soát hàng loạt đề án đồng bộ, sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau giảm thiểu tai nạn,” Bộ trưởng Thăng khẳng định./.
“Tuy nhiên, khi thực hiện thì 100% người dân sẽ được hưởng từ thu phí. Thu phí có tiền để đầu tư hạ tầng, phương tiện hạn chế thì tăng phương tiện vận tải công cộng. Hiện nay Bộ đang làm nhiều việc ngoài thu phí, làm đường sắt đô thị, đường trên cao… Bộ Giao thông Vận tải đang làm đồng bộ các giải pháp và đã làm thì phải quyết liệt,” Bộ trưởng Thăng khẳng định.
Mức đề xuất phí hợp lý
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, căn cứ vào Nghị quyết Quốc hội, Nghị quyết Trung ương 4, Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ khẩn trương xây dựng đề án về thu phí hạn chế phương tiện cá nhân và thu phí xe ôtô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.
Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với các Bộ dự thảo và xây dựng, tiếp thu các ý kiến phản ảnh của nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, hiện thời điểm tiến hành thu phí vẫn chưa đề xuất do nền kinh tế Việt Nam chưa thoát khỏi khó khăn, không có chuyện thu hai loại phí này ngay trong năm nay.
Giải thích cho việc tại sao người dân phải đóng phí lưu hành, theo Bộ trưởng Thăng, phí là người dùng dịch vụ trả tiền cho người cung cấp dịch vụ, đây là phí trả gián tiếp. Hiện nay, đường bộ có khoảng 28.000 km trong khi chỉ thu được khoảng 5.000km đường bộ. So sánh toàn quốc lộ và tỉnh lộ mới chỉ thu 4%, phần lớn đường chưa thu phí.
“Ai sử dụng hạ tầng thì phải trả nhiều tiền, ôtô trả nhiều hơn xe máy, xe máy nhiều hơn đi xe đạp, đây là dịch vụ gián tiếp mà người đi ôtô được hưởng,” Bộ trưởng Thăng chia sẻ.
Lý giải cho việc phí lưu hành phương tiện và phí nội đô có sự thay đổi so với đề xuất sau khi dư luận phản ứng, Bộ trưởng Thăng cho rằng, trước đây dự kiến thu từ 20-50 triệu đồng, nhưng sau khi có ý kiến đóng góp của nhân dân thông qua báo chí thì Bộ đã có điều chỉnh. Theo đó, chia nhỏ và giãn mức thu với các mức thu như 10 triệu đồng/năm, 15 triệu đồng/năm, 20 triệu đồng/năm... tùy loại xe. Trên cơ sở như vậy thì tổng mức thu khoảng 12.000-15.000 tỉ đồng/năm. Sau khi thu ôtô xong sẽ có đánh giá và 6 tháng sau triển khai thu xe máy.
Bộ trưởng Thăng cũng nhấn mạnh, việc tiến hành thu phí ôtô được thực hiện trong cả nước nhằm mục đích hạn chế phương tiện cá nhân do Quý I năm nay lượng phương tiện vẫn tăng tới 10%. Ngoài ra, nếu thu phí chưa được thực hiện thì sẽ không có tiền để đầu tư cơ sở hạ tầng bởi hiện nay, một phần ngân sách, trái phiếu, và vốn xã hội, vốn ODA đều dồn tập trung vào hạ tầng giao thông.
Với xe máy, Bộ đề xuất thu phí xe có dung tích xi lanh 100 m3 là 300.000 đồng/năm, xe có dung tích từ 100-175 là 500.00 đồng/năm và trên 175 là 1 triệu đồng/năm ở năm thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và chỉ thu ở khu vực nội đô, không phải tất cả xe máy trong cả nước đều chịu phí.
Bộ trưởng Thăng cũng khẳng định: “Đề xuất cụ thể là do Bộ Giao thông Vận tải và tôi chịu trách nhiệm trực tiếp. Việc phí cao hay thấp là do người dân đánh giá. Còn với cá nhân và Bộ thì mức đề xuất là hợp lý bởi khi đã làm thì sẵn sàng đề xuât vì mục đích chung vì mục tiêu đại đa số người dân được hưởng lợi.”
Cao hay thấp là con số hết sức tương đối
Theo Bộ trưởng Thăng, mức thu phí, nếu làm đồng bộ thì từ 2002 đã phải làm. Giờ triển khai, tất nhiên không ai muốn nộp phí cả. Tuy nhiên, việc thu phí sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng phương tiện.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải dẫn chứng cho việc này như: Cao tốc Sài Gòn - Trung Lương làm xong không thu, khi tiến hành thu là chủ phương tiện kêu ca. Lúc đầu, các xe chuyển sang đi đường 1A, nhưng sau đó thời gian đi lại ít, đường tốt, giảm chi phí xăng dầu nên đã quay lại đi.
“Cao hay thấp là con số hết sức tương đối. Vùng núi ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, người dân phải đóng tiền để làm đường. Nhà nước góp 40% còn 60% là của người dân đóng nhưng họ vẫn góp đất, góp công… và sẵn sàng làm. Người dùng ôtô được sử dụng nhiều hơn, vì Nhà nước bỏ tiền đầu tư hạ tầng nên việc thu phí là hợp lý, người dân sử dụng phải cùng đóng góp. Nếu có tiền làm hàng loạt cầu vượt thì rõ ràng ùn tắc giảm nhiều. Người dân được lợi về thời gian, chi phí xăng dầu,” Bộ trưởng Thăng bày tỏ quan điểm.
Bộ trưởng Thăng cho biết thêm: “Không thể nói người có ôtô là những người giàu mà là đỡ nghèo hơn người không có ôtô. Có người nhắn tin cho tôi bảo nhà có 4 cái ôtô, thu phí thế thì chết. Chuyện phản ứng là hợp lý nhưng vì vậy không thu phí nữa thì phương tiện sẽ tăng lên và không còn hỗ trợ một phần cho hạ tầng.”
Nhiều ý kiến cho rằng, thu nhập người dân còn thấp so với nước ngoài nên chưa thể đóng phí lưu hành phương tiện. Bộ trưởng Thăng khẳng định, không thể so sánh thu nhập thấp nên yêu cầu hạ tầng cũng thấp.
“Mọi sự so sánh đều khập khiễng, không thể nói thu nhập kém thì chất lượng công trình kém, mà phải chất lượng để đi tới hiện đại hóa. Chính sách rõ ràng chưa hẳn đã công bằng, nhưng tôi nghĩ rằng 600.000 thuộc diện xe cá nhân sẽ ủng hộ và tự hào được đóng góp phí,” Bộ trưởng Thăng cho hay.
Trước nhiều ý kiến nhận định, Bộ đã quá nóng vội trong việc tiến hành thu phí lưu hành và vì thiếu vốn mà phải thu phí để tạo nguồn vốn đầu tư đột phá, Bộ trưởng Thăng cho rằng, trong tất cả giải pháp đề ra đều đồng bộ, từ thu phí hạn chế xe cá nhân đến phát triển vận tải hành khách công cộng, đầu tư hạ tầng.
“Không có chuyện Bộ Giao thông Vận tải chọn dễ để làm, thích hay không, nóng vội hay không, mà thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, và phải làm. Bộ đang làm nhiều thứ như: Đề án nâng cao chất lượng, tiến độ, đầu tư hàng loạt công trình, đang thực hiện và rà soát hàng loạt đề án đồng bộ, sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau giảm thiểu tai nạn,” Bộ trưởng Thăng khẳng định./.
Việt Hùng (Vietnam+)