Ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục quản lý Môi trường (Bộ Y Tế) cho biết: “Hiện nay, nước ta có trên 13.000 cơ sở y tế, trong đó 66% số cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải.”
Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp báo “Bảo vệ Môi trường và Sức khoẻ” do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Cơ quan thương mại Pháp UBIFRANCE tại Việt Nam tổ chức vào chiều nay, 9/4.
Theo ông Nga, hiện nay, vấn đề môi trường và chất thải y tế đang là mối quan tâm lớn của toàn ngành, cũng như của Chính phủ. Việc chưa xử lý nước thải cũng là những lý do chính dẫn tới việc xuất hiện những loại dịch mới.
Đưa ra dẫn chứng những con số cụ thể, ông Nga cho rằng, mỗi ngày, nước ta có tới 350-400 tấn chất thải y tế, trong đó có tới 40 tấn thuộc loại chất thải độc hại. Chính vì thế mà vấn đề xử lý chất thải bệnh viện càng trở nên cấp bách.
“Chúng tôi hoan nghênh và sẵn sàng hỗ trợ các bệnh viện xử lý chất thải để đảm bảo cho môi trường và sức khỏe con người,” ông Nga khẳng định.
Để giảm thiểu ô nhiễm và xử lý chất thải của các bệnh viện được hiệu quả, ông Nga cũng cho biết thêm: “Trong thời gian qua, Bộ Y Tế đã vay Ngân hàng Thế giới (Word Bank) 150 triệu USD để sẵn sàng đầu tư cho chương trình xử lý chất thải y tế. Trong đó, 140 triệu USD sẽ được dùng chủ yếu vào việc đầu tư, xây dựng chương trình xử lý nước thải, số tiền còn lại sẽ được đầu tư vào việc xây dựng chính sách và hệ thống quan trắc.”
Bà Catherine GALTIER, Tổng Giám Đốc APB Environment, một công ty của Pháp có mặt trong thị trường Công nghệ sinh học đánh giá, phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam vẫn chưa có động thái gì trong việc xử lý rác thải tại các cơ sở y tế. Trong lĩnh vực xử lý rác thải bệnh viên, việc đầu tiên chúng ta cần làm là thu gom rác thải qua các thiết bị để chứa và thu gom rác thải, tránh việc thu gom rác thải phải lan ra chỗ khác.
Bà Catherine GALTIER co biết thêm: “Hiện tại, các cơ sở y tế phải thấy được tầm quan trọng của công nghệ vi sinh trong các quy trình xử lý nước thải, các giải pháp do APB Environnement phát triển và khuyến cáo sẽ đảm bảo an toàn cho việc đổ nước thải vào ao hồ sông suối hoặc vào môi trường thiên nhiên.”
“Quan tâm đến việc xử lý tất cả các loại rác thải bệnh viện, dù là chất thải rắn hay nước thải, có ô nhiễm hay không ô nhiễm, APB Environnement sẽ mang đến những giải pháp phù hợp với chính sách Phát triển Bền vững, vừa hạn chế thải carbon vào môi trường vì các giải pháp này không cần sử dụng đến biện pháp thu gom và vận chuyển, vừa đảm bảo bảo vệ sức khỏe người dân và thân thiện với môi trường,” bà Catherine GALTIER chia sẻ./.
Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp báo “Bảo vệ Môi trường và Sức khoẻ” do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Cơ quan thương mại Pháp UBIFRANCE tại Việt Nam tổ chức vào chiều nay, 9/4.
Theo ông Nga, hiện nay, vấn đề môi trường và chất thải y tế đang là mối quan tâm lớn của toàn ngành, cũng như của Chính phủ. Việc chưa xử lý nước thải cũng là những lý do chính dẫn tới việc xuất hiện những loại dịch mới.
Đưa ra dẫn chứng những con số cụ thể, ông Nga cho rằng, mỗi ngày, nước ta có tới 350-400 tấn chất thải y tế, trong đó có tới 40 tấn thuộc loại chất thải độc hại. Chính vì thế mà vấn đề xử lý chất thải bệnh viện càng trở nên cấp bách.
“Chúng tôi hoan nghênh và sẵn sàng hỗ trợ các bệnh viện xử lý chất thải để đảm bảo cho môi trường và sức khỏe con người,” ông Nga khẳng định.
Để giảm thiểu ô nhiễm và xử lý chất thải của các bệnh viện được hiệu quả, ông Nga cũng cho biết thêm: “Trong thời gian qua, Bộ Y Tế đã vay Ngân hàng Thế giới (Word Bank) 150 triệu USD để sẵn sàng đầu tư cho chương trình xử lý chất thải y tế. Trong đó, 140 triệu USD sẽ được dùng chủ yếu vào việc đầu tư, xây dựng chương trình xử lý nước thải, số tiền còn lại sẽ được đầu tư vào việc xây dựng chính sách và hệ thống quan trắc.”
Bà Catherine GALTIER, Tổng Giám Đốc APB Environment, một công ty của Pháp có mặt trong thị trường Công nghệ sinh học đánh giá, phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam vẫn chưa có động thái gì trong việc xử lý rác thải tại các cơ sở y tế. Trong lĩnh vực xử lý rác thải bệnh viên, việc đầu tiên chúng ta cần làm là thu gom rác thải qua các thiết bị để chứa và thu gom rác thải, tránh việc thu gom rác thải phải lan ra chỗ khác.
Bà Catherine GALTIER co biết thêm: “Hiện tại, các cơ sở y tế phải thấy được tầm quan trọng của công nghệ vi sinh trong các quy trình xử lý nước thải, các giải pháp do APB Environnement phát triển và khuyến cáo sẽ đảm bảo an toàn cho việc đổ nước thải vào ao hồ sông suối hoặc vào môi trường thiên nhiên.”
“Quan tâm đến việc xử lý tất cả các loại rác thải bệnh viện, dù là chất thải rắn hay nước thải, có ô nhiễm hay không ô nhiễm, APB Environnement sẽ mang đến những giải pháp phù hợp với chính sách Phát triển Bền vững, vừa hạn chế thải carbon vào môi trường vì các giải pháp này không cần sử dụng đến biện pháp thu gom và vận chuyển, vừa đảm bảo bảo vệ sức khỏe người dân và thân thiện với môi trường,” bà Catherine GALTIER chia sẻ./.
Diệu Linh (Vietnam+)