Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ra thông cáo báo chí cho biết ADB cùng với Na Uy sẽ hỗ trợ Myanmar phát triển ngành du lịch thông qua Kế hoạch tổng thể du lịch trị giá 500 triệu USD của chính phủ quốc gia Đông Nam Á đang tích cực tiến hành những cải cách toàn diện này.
Kế hoạch tổng thể du lịch bao gồm 38 dự án phát triển, sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Myanmar, bảo tồn môi trường tại những khu vực quan trọng và bảo vệ các cộng đồng sắc tộc.
Phát biểu tại lễ công bố Kế hoạch tổng thể du lịch, Bộ trưởng Khách sạn và Du lịch Myanmar U Htay Aung đã nhấn mạnh rằng kế hoạch này sẽ mở ra con đường thu hút nhiều du khách hơn đến với Myanmar mà không gây ảnh hưởng đến các di sản văn hóa độc đáo hay gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên của Myanmar.
Ông U Htay Aung cho rằng nếu Myanmar tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế, chính trị và xã hội, lượng du khách quốc tế đến nước này dự báo sẽ đạt 7,5 triệu người vào năm 2020, tăng gấp 7 lần so với hiện nay, với doanh thu 10,1 tỷ USD và tạo được 1,4 triệu việc làm.
Bộ trưởng U Htay Aung khẳng định du lịch sẽ là một trụ cột của nền kinh tế Myanmar, có tiềm năng tạo ra nhiều cơ hội việc làm có ý nghĩa cho người dân, kể cả những người thuộc các nhóm cộng đồng sắc tộc nghèo.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch ADB Stephen Groff cho biết Kế hoạch tổng thể du lịch là một tầm nhìn dài hạn, một sự khởi đầu vững chắc để đảm bảo du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội và công bằng tại Myanmar.
Còn Chính phủ Na Uy sẽ hỗ trợ Myanmar phát triển nguồn nhân lực du lịch thông qua chương trình giáo dục du lịch và hệ thống đào tạo trị giá 44,5 triệu USD.
Trong số 38 dự án nói trên, những dự án chủ chốt bao gồm mở rộng cảng hàng không quốc tế ở Mandalay, Nay Pyi Taw, cải tạo và nâng cấp các bến tàu trên sông Bagan để hỗ trợ du lịch trên biển, xây dựng các tuyến đường giao thông tại khu du lịch biển Ngapali và hồ Inle.
Ngoài ra, theo kế hoạch trên, Myanmar cũng sẽ thành lập các đơn vị cảnh sát du lịch, không chỉ nhằm bảo vệ du khách mà còn ngăn chặn tình trạng buôn bán trẻ em và du lịch tình dục.
Thống kê cho thấy trong năm 2012 đã có gần nửa triệu du khách đến bằng đường hàng không tới Myanmar, trong đó phần lớn là từ Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Malaysia, Singapore và Anh./.
Kế hoạch tổng thể du lịch bao gồm 38 dự án phát triển, sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Myanmar, bảo tồn môi trường tại những khu vực quan trọng và bảo vệ các cộng đồng sắc tộc.
Phát biểu tại lễ công bố Kế hoạch tổng thể du lịch, Bộ trưởng Khách sạn và Du lịch Myanmar U Htay Aung đã nhấn mạnh rằng kế hoạch này sẽ mở ra con đường thu hút nhiều du khách hơn đến với Myanmar mà không gây ảnh hưởng đến các di sản văn hóa độc đáo hay gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên của Myanmar.
Ông U Htay Aung cho rằng nếu Myanmar tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế, chính trị và xã hội, lượng du khách quốc tế đến nước này dự báo sẽ đạt 7,5 triệu người vào năm 2020, tăng gấp 7 lần so với hiện nay, với doanh thu 10,1 tỷ USD và tạo được 1,4 triệu việc làm.
Bộ trưởng U Htay Aung khẳng định du lịch sẽ là một trụ cột của nền kinh tế Myanmar, có tiềm năng tạo ra nhiều cơ hội việc làm có ý nghĩa cho người dân, kể cả những người thuộc các nhóm cộng đồng sắc tộc nghèo.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch ADB Stephen Groff cho biết Kế hoạch tổng thể du lịch là một tầm nhìn dài hạn, một sự khởi đầu vững chắc để đảm bảo du lịch góp phần phát triển kinh tế xã hội và công bằng tại Myanmar.
Còn Chính phủ Na Uy sẽ hỗ trợ Myanmar phát triển nguồn nhân lực du lịch thông qua chương trình giáo dục du lịch và hệ thống đào tạo trị giá 44,5 triệu USD.
Trong số 38 dự án nói trên, những dự án chủ chốt bao gồm mở rộng cảng hàng không quốc tế ở Mandalay, Nay Pyi Taw, cải tạo và nâng cấp các bến tàu trên sông Bagan để hỗ trợ du lịch trên biển, xây dựng các tuyến đường giao thông tại khu du lịch biển Ngapali và hồ Inle.
Ngoài ra, theo kế hoạch trên, Myanmar cũng sẽ thành lập các đơn vị cảnh sát du lịch, không chỉ nhằm bảo vệ du khách mà còn ngăn chặn tình trạng buôn bán trẻ em và du lịch tình dục.
Thống kê cho thấy trong năm 2012 đã có gần nửa triệu du khách đến bằng đường hàng không tới Myanmar, trong đó phần lớn là từ Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Malaysia, Singapore và Anh./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)