Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) sẽ hỗ trợ các nước Tiểu vùng sông Mekong (GMS - gồm Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) kết nối hệ thống đường sắt chung nhằm khai thác lợi thế của tuyến đường huyết mạch này để thúc đẩy giao thương trong nội vùng.
ADB sẽ giúp các nước chuẩn bị các kế hoạch chi tiết cho việc thành lập Văn phòng Điều phối Đường sắt GMS (RCO) mà các nước GMS cùng quản lý. ADB còn lên kế hoạch tài trợ cho 5 năm đầu hoạt động của RCO.
ADB hy vọng hệ thống đường sắt chung sẽ góp phần thúc đẩy thương mại trong GMS và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí vận tải trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao.
Tờ Vientiane Times dẫn lời ông James Lynch, Giám đốc Giao thông và Phát triển Đô thị ADB phụ trách khu vực Đông Nam Á, cho biết sáng kiến thành lập RCO cho thấy các nước GMS ngày càng nhận thấy sự cần thiết của việc kết nối hệ thống đường sắt chung trong nội vùng.
Tuy nhiên, hệ thống đường sắt chung GMS đang gặp khó khăn do mạng lưới đường sắt của từng nước vẫn có sự khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật và cách điều hành.
Thêm vào đó là các vấn đề liên quan tới hệ thống phân phối vé và thu nhập, nhập cư, hải quan và các thủ tục tại các cửa khẩu.
RCO ra đời sẽ đưa ra lộ trình và cơ chế giải quyết các vấn đề đó, đồng thời hỗ trợ các nước GMS phát triển Khung Chiến lược để kết nối các hệ thống đường sắt đã được Hội nghị cấp Bộ trưởng GMS lần thứ 16 diễn ra tại Hà Nội hồi tháng 8 năm ngoái ủng hộ./.
ADB sẽ giúp các nước chuẩn bị các kế hoạch chi tiết cho việc thành lập Văn phòng Điều phối Đường sắt GMS (RCO) mà các nước GMS cùng quản lý. ADB còn lên kế hoạch tài trợ cho 5 năm đầu hoạt động của RCO.
ADB hy vọng hệ thống đường sắt chung sẽ góp phần thúc đẩy thương mại trong GMS và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí vận tải trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng cao.
Tờ Vientiane Times dẫn lời ông James Lynch, Giám đốc Giao thông và Phát triển Đô thị ADB phụ trách khu vực Đông Nam Á, cho biết sáng kiến thành lập RCO cho thấy các nước GMS ngày càng nhận thấy sự cần thiết của việc kết nối hệ thống đường sắt chung trong nội vùng.
Tuy nhiên, hệ thống đường sắt chung GMS đang gặp khó khăn do mạng lưới đường sắt của từng nước vẫn có sự khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật và cách điều hành.
Thêm vào đó là các vấn đề liên quan tới hệ thống phân phối vé và thu nhập, nhập cư, hải quan và các thủ tục tại các cửa khẩu.
RCO ra đời sẽ đưa ra lộ trình và cơ chế giải quyết các vấn đề đó, đồng thời hỗ trợ các nước GMS phát triển Khung Chiến lược để kết nối các hệ thống đường sắt đã được Hội nghị cấp Bộ trưởng GMS lần thứ 16 diễn ra tại Hà Nội hồi tháng 8 năm ngoái ủng hộ./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)