Ngày 2/2, nhật báo Egypt Independent dẫn lời người phát ngôn của tổng thống, ông Yasser Ali cho biết cơ quan an ninh Ai Cập đã bắt giữ một số người biểu tình tham gia các vụ đụng độ với cảnh sát trước Cung điện Ettehadiya tại Cairo để điều tra nguyên nhân vụ bạo lực, đồng thời xác định có hay không sự xúi giục của các nhóm chính trị.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Mohamed Ibrahim bày tỏ "rất lấy làm tiếc" về hành động mạnh tay của cảnh sát chống lại người biểu tình trong vụ bạo lực trên, và khẳng định đã đưa vụ này ra điều tra.
Phát biểu với báo giới, ông Ibrahim cho biết sẽ đích thân đón những người bị thương từ bệnh viện trở về để xin lỗi họ. Một người đã thiệt mạng và 68 người bị thương trong cuộc đụng độ này.
Tuy nhiên, ông Ibrahim cũng cảnh báo nếu lực lượng cảnh sát sụp đổ, Ai Cập sẽ trở lại thời rối loạn như các nước láng giềng. Ông cũng giải thích thêm rằng các nhân viên an ninh đã tránh những người biểu tình hòa bình cho tới khi khoảng 300 người quá khích muốn đụng độ với các cảnh vệ ở Phủ Tổng thống và tấn công dinh thự này bằng chai lọ và pháo sáng. Cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông. Ông cũng cho biết thêm 15 cảnh sát đã bị thương và 11 người biểu tình bị bắt.
Cùng ngày, Thủ tướng Ai Cập Hesham Qandil đã lên án các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh. Tuyên bố trên truyền hình sau khi thị sát an ninh tại Quảng tường Tahrir, Thủ tướng Qandil đề nghị tất cả các lực lượng chính trị kêu gọi những người ủng hộ rút khỏi các ngả đường gần Phủ Tổng thống, và nói "không" với bạo lực.
Ông nhấn mạnh rằng các yêu cầu hợp pháp nên được thể hiện thông qua các kênh hợp pháp, song cũng thừa nhận các lực lượng chính trị đã không kiểm soát được tình hình. Chính phủ đang tích cực làm việc để đáp ứng các nhu cầu căn bản của nhân dân bất chấp tình trạng kinh tế không tốt hiện nay.
Trong khi đó, nhóm đối lập chính ở Ai Cập là Mặt trận Cứu quốc (NSF) lên án hành động trấn áp của cảnh sát trong cuộc biểu tình là "vi phạm quyền công dân Ai Cập."
NSF đòi đưa ra xét xử công bằng tất cả những người chịu trách nhiệm về "các vụ giết chóc, tra tấn và giam giữ bất hợp pháp, bắt đầu từ Tổng thống Mohamed Morsi."
Nhóm này còn kêu gọi biểu tình trên cả nước nhằm lật đổ Tổng thống Moxi và Tổ chức Anh em Hồi giáo. NSF khẳng định sẽ không tham gia đối thoại dân tộc cho tới khi nào máu ngừng đổ và cuộc điều tra được tiến hành nhằm làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Trước đó, trong ngày 31/1, NSF đã ký một thỏa thuận với các đảng Hồi giáo đối địch, kêu gọi lên án bạo lực và thiết lập cơ chế cho một cuộc đối thoại dân tộc để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Lễ ký được tiến hành trong khuôn khổ một hội nghị do Viện Hồi giáo cấp cao An-Azhar của Ai Cập tổ chức, với sự tham dự của các thủ lĩnh NSF, Đảng Al-Nour, Đảng Al-Wasat và nhiều đảng khác.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, một tòa án ở Ai Cập đã tuyên phạt cựu Bộ trưởng Nội vụ Habib al-Adly 3 năm tù vì tội lạm dụng quyền lực khi bắt cảnh sát tới làm việc tại khu đất riêng bên ngoài Cairo trong thời gian còn đương nhiệm.
Trong một phiên tòa trước đó, các nhân chứng cáo buộc ông Adly, người từng điều hành cơ quan an ninh dưới thời cựu Tổng thống Hosni Mubarak trong hơn một thập niên, đã sử dụng ít nhất 44 chiếc xe công để phục vụ việc xây dựng bể bơi và hàng rào biệt thự của gia đình, với tổng chi phí ước tính lên tới khoảng hơn 2 triệu LE (khoảng 342.000 USD).
Hồi tháng 6/2012, ông Adly đã bị kết án tù chung thân cùng với ông Mubarak, với tội danh không ngăn chặn việc sát hại người biểu tình trong cuộc nổi dậy năm 2011.
Cũng tại phiên tòa trên, cựu Giám đốc cảnh sát chống bạo động Hassan Abdel-Hamid cũng bị kết án 3 năm tù vì đã buộc cảnh sát phải lao động bất hợp pháp. Nhân vật này cùng với ông Adly phải nộp phạt 2,3 triệu LE vì tội lạm dụng chức vụ khi còn đương nhiệm.
Trong ngày 2/2, Trưởng công tố Ai Cập Talaat Ibrahim Abdullah đã ra lệnh chuyển 2,68 triệu USD từ các tài khoản ngân hàng của ông Mubarak và hai người con trai là Gamal và Alaa vào ngân khố quốc gia.
Quyết định này nhằm giải quyết vụ kiện liên quan đến việc ông Mubarak cùng với vợ và hai người con trai nhận hối lộ của tờ báo Al-Ahram trong thời gian từ năm 2006-2011.
Trong khi đó, Chính phủ Ai Cập thông báo Thủ tướng chấp thuận việc Giám đốc điều hành Ngân hàng quốc gia (NBE), ông Tarek Amer xin từ chức. Ông Amer đã giữ chức vụ này từ năm 2008, phụ trách chương trình chuyển dịch cơ cấu hành chính và tài chính của NBE trong 5 năm qua.
NBE được thành lập vào năm 1898 và là một trong bốn ngân hàng lớn thuộc sở hữu nhà nước Ai Cập./.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Mohamed Ibrahim bày tỏ "rất lấy làm tiếc" về hành động mạnh tay của cảnh sát chống lại người biểu tình trong vụ bạo lực trên, và khẳng định đã đưa vụ này ra điều tra.
Phát biểu với báo giới, ông Ibrahim cho biết sẽ đích thân đón những người bị thương từ bệnh viện trở về để xin lỗi họ. Một người đã thiệt mạng và 68 người bị thương trong cuộc đụng độ này.
Tuy nhiên, ông Ibrahim cũng cảnh báo nếu lực lượng cảnh sát sụp đổ, Ai Cập sẽ trở lại thời rối loạn như các nước láng giềng. Ông cũng giải thích thêm rằng các nhân viên an ninh đã tránh những người biểu tình hòa bình cho tới khi khoảng 300 người quá khích muốn đụng độ với các cảnh vệ ở Phủ Tổng thống và tấn công dinh thự này bằng chai lọ và pháo sáng. Cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông. Ông cũng cho biết thêm 15 cảnh sát đã bị thương và 11 người biểu tình bị bắt.
Cùng ngày, Thủ tướng Ai Cập Hesham Qandil đã lên án các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh. Tuyên bố trên truyền hình sau khi thị sát an ninh tại Quảng tường Tahrir, Thủ tướng Qandil đề nghị tất cả các lực lượng chính trị kêu gọi những người ủng hộ rút khỏi các ngả đường gần Phủ Tổng thống, và nói "không" với bạo lực.
Ông nhấn mạnh rằng các yêu cầu hợp pháp nên được thể hiện thông qua các kênh hợp pháp, song cũng thừa nhận các lực lượng chính trị đã không kiểm soát được tình hình. Chính phủ đang tích cực làm việc để đáp ứng các nhu cầu căn bản của nhân dân bất chấp tình trạng kinh tế không tốt hiện nay.
Trong khi đó, nhóm đối lập chính ở Ai Cập là Mặt trận Cứu quốc (NSF) lên án hành động trấn áp của cảnh sát trong cuộc biểu tình là "vi phạm quyền công dân Ai Cập."
NSF đòi đưa ra xét xử công bằng tất cả những người chịu trách nhiệm về "các vụ giết chóc, tra tấn và giam giữ bất hợp pháp, bắt đầu từ Tổng thống Mohamed Morsi."
Nhóm này còn kêu gọi biểu tình trên cả nước nhằm lật đổ Tổng thống Moxi và Tổ chức Anh em Hồi giáo. NSF khẳng định sẽ không tham gia đối thoại dân tộc cho tới khi nào máu ngừng đổ và cuộc điều tra được tiến hành nhằm làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Trước đó, trong ngày 31/1, NSF đã ký một thỏa thuận với các đảng Hồi giáo đối địch, kêu gọi lên án bạo lực và thiết lập cơ chế cho một cuộc đối thoại dân tộc để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Lễ ký được tiến hành trong khuôn khổ một hội nghị do Viện Hồi giáo cấp cao An-Azhar của Ai Cập tổ chức, với sự tham dự của các thủ lĩnh NSF, Đảng Al-Nour, Đảng Al-Wasat và nhiều đảng khác.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, một tòa án ở Ai Cập đã tuyên phạt cựu Bộ trưởng Nội vụ Habib al-Adly 3 năm tù vì tội lạm dụng quyền lực khi bắt cảnh sát tới làm việc tại khu đất riêng bên ngoài Cairo trong thời gian còn đương nhiệm.
Trong một phiên tòa trước đó, các nhân chứng cáo buộc ông Adly, người từng điều hành cơ quan an ninh dưới thời cựu Tổng thống Hosni Mubarak trong hơn một thập niên, đã sử dụng ít nhất 44 chiếc xe công để phục vụ việc xây dựng bể bơi và hàng rào biệt thự của gia đình, với tổng chi phí ước tính lên tới khoảng hơn 2 triệu LE (khoảng 342.000 USD).
Hồi tháng 6/2012, ông Adly đã bị kết án tù chung thân cùng với ông Mubarak, với tội danh không ngăn chặn việc sát hại người biểu tình trong cuộc nổi dậy năm 2011.
Cũng tại phiên tòa trên, cựu Giám đốc cảnh sát chống bạo động Hassan Abdel-Hamid cũng bị kết án 3 năm tù vì đã buộc cảnh sát phải lao động bất hợp pháp. Nhân vật này cùng với ông Adly phải nộp phạt 2,3 triệu LE vì tội lạm dụng chức vụ khi còn đương nhiệm.
Trong ngày 2/2, Trưởng công tố Ai Cập Talaat Ibrahim Abdullah đã ra lệnh chuyển 2,68 triệu USD từ các tài khoản ngân hàng của ông Mubarak và hai người con trai là Gamal và Alaa vào ngân khố quốc gia.
Quyết định này nhằm giải quyết vụ kiện liên quan đến việc ông Mubarak cùng với vợ và hai người con trai nhận hối lộ của tờ báo Al-Ahram trong thời gian từ năm 2006-2011.
Trong khi đó, Chính phủ Ai Cập thông báo Thủ tướng chấp thuận việc Giám đốc điều hành Ngân hàng quốc gia (NBE), ông Tarek Amer xin từ chức. Ông Amer đã giữ chức vụ này từ năm 2008, phụ trách chương trình chuyển dịch cơ cấu hành chính và tài chính của NBE trong 5 năm qua.
NBE được thành lập vào năm 1898 và là một trong bốn ngân hàng lớn thuộc sở hữu nhà nước Ai Cập./.
(TTXVN)