Phó Chủ tịch Airbus, Tom Williams cho biết mặc dù hãng chưa nhận thấy bất kỳ ảnhhưởng tức thì nào của cuộc khủng hoảng nợ đang gia tăng tại Eurozone, songAirbus đã tiến hành thảo luận với các cơ quan tín dụng châu Âu về những điềukhoản hỗ trợ tài chính cho khách hàng mua máy bay.
Ông Williams nói: "Trong vài năm qua, các ngân hàng châu Âu đã đưa ra các điềukhoản tài chính trong hoạt động cho vay mua máy bay. Tuy nhiên, trong bối cảnhkhủng hoảng nợ bao trùm châu Âu thì một số ngân hàng gặp vấn đề thanh khoản thựcsự. Do đó, chúng tôi sẽ bước vào lĩnh vực cho vay mua máy bay nếu cần thiết, chodù chúng tôi không phải là một ngân hàng."
Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Airbus đã nhận được sựhỗ trợ rất lớn từ các cơ quan tín dụng xuất khẩu châu Âu (ECA) và nay Airbusđang tìm kiếm sự hỗ trợ tương tự cho các khách hàng nếu cần thiết.
Khoảng 1/3 số máy bay Airbus bán được trong giai đoạn khủng hoảng 2008 là nhờ sựđảm bảo tài chính từ ECA, mặc dù hiện nay tỷ lệ đó giảm xuống còn 21-22%.
Airbus dự báo, trong vòng 20 năm tới, nhu cầu các loại máy bay tầm dài mới cóthể đạt 27.850 chiếc, trị giá khoảng 3.500 tỷ USD, đặc biệt là từ các nền kinhtế châu Á đang tăng trưởng năng động như Trung Quốc và Ấn Độ.
Mặt khác, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu về giao thông hàng không vàonăm 2030, chiếm 33% thị phần thị trường toàn cầu, so với mức 28% hiện nay.
Tính đến thời điểm hiện tại, 2011 là một năm suôn sẻ đối với Airbus trong hoạtđộng kinh doanh, khi hãng hiện nắm tới 73% thị phần so với mức 37% của Boeing.Phiên bản máy bay thế hệ mới A320 Neo của Airbus đã nhận được 1.245 đơn đặthàng./.