Dù đã trả giá lên tới hơn 400.000 đồng, nhưng gã xe ôm ngoài trung tâm thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa vẫn lắc đầu quầy quậy khi được yêu cầu đưa chúng tôi vào bản Mò Ô Ồ Ồ của đồng bào người Rục, xã Thượng Hóa.
Gã yêu cầu dứt khoát cả đi cả về phải tròn 600.000 đồng mới chịu vì đường sau lũ đã bị hỏng hết, lại đúng hôm trời mưa như trút nên nếu không chắc tay sẽ lao theo những dốc đứng mà văng xuống vực.
Sau một hồi ngần ngừ, chúng tôi bắt đầu hành trình vào với đồng bào người Rục xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình.
Trời mỗi lúc một mưa dữ dội. Bầu trời miền Tây Quảng Bình xám xịt bởi lớp mây dầy đặc đang kéo về. Gió phần phật thổi từ bên kia dãy núi thuộc nước bạn Lào khiến cho người trên đường lại toát mồ hôi lạnh vì chỉ cần một chút sơ sẩy, cả người và xe sẽ lao thẳng xuống vực sâu hơn chục mét phía dưới.
Càng đi sâu vào khu vực đồn, khói sương càng dày đặc, nghi ngút bốc lên từ những lèn đá vôi cao chất ngất. Chốc chốc, gặp dốc lớn, xe lại vùn vụt lao xuống, dù đã cố hãm bằng cả phanh và số. Các bản nơi hiện giờ người Rục, người Sách cư ngụ, đều dựa lưng vào khu rừng vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Anh Lê Quang Hà, chính trị viên đồn biên phòng 585, khi thấy chúng tôi vào, vui như gặp lại người quen, hồ hởi bảo: “Đường như thế, với anh em là dễ đi hơn nhiều so với những ngày nước ngập. Bữa nớ, toàn bộ khu vực trũng phía dưới đều nằm sâu dưới nước đến cả mét. Anh em chỉ còn cách dùng thuyền hoặc chăng dây qua suối để đi.”
Anh Hà kể lại, ngày 2/10, toàn bộ khu vực phía Tây tỉnh Quảng Bình bắt đầu chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Rừng Thượng Hóa trở mình, gió hun hút như bão lớn. Mưa cũng rơi không ngừng. Ngồi trong đồn Cà Xèng, anh em bộ đội lòng nóng như lửa đốt. Bà con người Rục, người Sách vốn đã muôn đời khó khăn, nếu gặp lũ sẽ càng khổ hơn nữa.
"Ngay lập tức, anh em chúng tôi phân công nhau chia xuống địa bàn các xã để cùng ăn, cùng ở với bà con. Chỉ cần có lũ, anh em sẽ lập tức ứng phó," anh Hà nhớ lại.
Đến đêm 4/10, mưa mỗi lúc một lớn. Ba bản người Rục lại nằm sâu trong lòng chảo lớn của rừng đệm Phong Nha. Bởi vậy, chẳng mấy chốc, nước ùng ục từ trên những lèn đá vôi trào thẳng xuống. Ngay trong đêm, nhiều khu vực của bản Mò Ô Ồ Ồ đã chìm sâu hàng mét dưới mặt nước.
Nhớ lại giờ phút ấy, đại úy Bùi Đức Sử, cán bộ đồn 585 vẫn chưa hết bàng hoàng.
"Nước từ những dốc đổ xói thẳng vào mấy bản phía thung lũng. Mấy căn nhà nhỏ cứ rung lên bần bật," đại úy Sử bồi hồi.
Mặc dù trước đó toàn đội đã tỏa đi từng nhà vận động bà con khẩn cấp di tản trước khi lũ về, nhưng không ít bà con cho rằng, "từ nớ, chưa có đợt lũ nào dâng tới quá bậc thềm." Bởi vậy, cũng có nhiều gia đình vận động thế nào cũng không chịu đi.
Anh Sử vẫn nhớ như in hình ảnh một gia đình suýt bị lũ dữ nuốt chửng. Đêm hôm ấy, đang làm công tác, anh nhận được tin có một hộ ở thôn Hát, Thượng Hóa, đang bị cô lập trong biển nước. Ngay lập tức, một mình chèo thuyền trong đêm, đại úy Sử vội lao về phía căn nhà nhỏ.
"Khi đến nơi, tôi chỉ thấy có mấy người đang chới với ngồi trên nóc. Cả nhà ướt như chuột lột. Khi thấy bộ đội đến cứu, bà con hô to: “Sống rồi, sống rồi," anh Sử kể lại.
Cũng trong đêm ấy, một mình đại úy Sử, người Đảng viên gương mẫu của đồn 585, cũng giành giật với thủy thần để cứu được hơn 30 người khác trong thôn.
Chỉ vài ngày sau đó, toàn bộ khu vực xã Thượng Hóa đã ngập trắng trong biển nước. Đứng từ đồn Cà Xèng, điểm cao nhất của xã miền tây Quảng Bình, nhìn xuống anh em biên phòng đau thắt lòng. Vì địa hình trũng nên nước vào sẽ không có đường thoát. Bà con người Rục có nguy cơ đứng trước đợt ngập úng lịch sử. Vấn đề quan trọng nhất lúc này là phải đảm bảo không ai bị đói.
Chính trị viên Lê Quang Hà hồ hởi khoe với chúng tôi, ngay từ trước khi bão vào, anh em trong đồn đã dự trữ sẵn lương thực. Đồng thời, huyện ủy cũng chủ động chuyển 13 tấn gạo đề phòng khi nước dâng. Bởi thế, người Rục trong những ngày bị cô lập có thể thiếu đủ thứ nhưng chưa bao giờ thiếu gạo.
Nhưng anh Hà cũng chẳng giấu những vất vả mà các chiến sỹ đồn 585 đã trải qua để đưa gạo đến tận tay bà con. Chỉ tay xuống dưới dốc, anh Hà bảo, bữa đó chỉ có một số điểm cao như đồn Cà Xèng là ngoi được lên trên biển nước. Có những cột điện cao đến 4, 5 mét cũng hoàn toàn mất dấu.
Để vượt được qua biển nước mênh mông ấy, các chiến sỹ chia nhau thành các đội nhỏ. Mỗi đội một chiếc thuyền độc mộc, chèo đến từng nhà phân phát gạo cứu đói trong những ngày gian khổ.
Ngoạn mục nhất, để vượt qua được những xoáy nước ngầm, anh em buộc phải tự mình lao vào dòng nước, trên người buộc chặt một sợi dây lớn. Đánh vật một hồi với lũ, họ mới sang được phía bờ bên kia. Từ đó, những sợi dây được buộc chặt lại thành những "cây cầu" có một không hai bắc qua dòng lũ lớn. Bà con nếu có việc gì cần vượt qua xoáy ngầm chỉ việc bám vào đó để bơi đi mà không sợ nước cuốn.
Cao Bằn, một nhân chứng được chính anh em biên phòng cứu sống trong rốn lũ Thượng Hóa đến tận bây giờ khi có bất cứ người dưới xuôi nào vào bản đều níu lấy cảm ơn.
"Ơn các cán bộ (người Rục thường gọi những người dưới xuôi lên là cán bộ) to như rừng, như trời. Nếu không có cán bộ, cả nhà tôi đã chết lâu rồi," Cao Bằn hổn hển.
Hôm ấy, vợ chồng lão Bằn đang làm rẫy trên nương thì mây đen ùn ùn kéo về. Thế rồi, mưa như trút nước suốt nửa ngày chẳng ngớt. Chẳng mấy chốc, nước đã kéo sát vào cửa hang. Mấy người ngồi trong đó, lòng cứ ngay ngáy lo phải bỏ mạng trên núi đá.
Đúng lúc hy vọng tưởng đã hết thì một đoàn cán bộ xã và bộ đội biên phòng đồn 585 vượt nước lên đến nơi.
Thiếu úy Trần Công Lương vẫn nhớ quãng đường 10 km vào hang Ma Ma Cà Tắp, đường vào đó rất xa, anh em phải gắng gượng chèo mỏi nhừ cả hai vai, tay tê buốt, thậm lòng bàn tay ngấm nước da bong tróc từng mảng.
Vào tới hang, anh thấy vợ chồng ông Cao Bằn mặt tái mét, quần áo ướt sũng, đang ôm đứa bé người nhợt nhạt vì lên cơn sốt rét.
Ông Cao Bằn sau khi được cứu, gặp chúng tôi giờ vẫn run run nước mắt cảm ơn cứu mạng của bộ đội: “Cả nhà tôi tưởng chết may mà có cán bộ đến cứu nên mới sống được đến ni.”
Trong lũ và sau lũ, mặc dù bị chia cắt với thế giới bên ngoài gần một tháng nhưng chưa lúc nào người Rục thiếu đói, thiếu tình cảm và sự sẻ chia của những người anh em Kinh thân thuộc. Ngồi lặng yên trong căn phòng trống thênh thang, anh Lượng chỉ tay về phía khoảng đất 10 ha mà các chiến sỹ đã dày công chuẩn bị cho vụ mùa đầu tiên của bản. Anh bảo, chỉ nay mai thôi, đồng bào người Rục, người Sách sẽ lần đầu tiên biết đến cái nương, cái ruộng. Và, một cuộc sống mới sẽ hồi sinh trên mảnh đất cực Tây Quảng Bình ấy./.
Gã yêu cầu dứt khoát cả đi cả về phải tròn 600.000 đồng mới chịu vì đường sau lũ đã bị hỏng hết, lại đúng hôm trời mưa như trút nên nếu không chắc tay sẽ lao theo những dốc đứng mà văng xuống vực.
Sau một hồi ngần ngừ, chúng tôi bắt đầu hành trình vào với đồng bào người Rục xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình.
Trời mỗi lúc một mưa dữ dội. Bầu trời miền Tây Quảng Bình xám xịt bởi lớp mây dầy đặc đang kéo về. Gió phần phật thổi từ bên kia dãy núi thuộc nước bạn Lào khiến cho người trên đường lại toát mồ hôi lạnh vì chỉ cần một chút sơ sẩy, cả người và xe sẽ lao thẳng xuống vực sâu hơn chục mét phía dưới.
Càng đi sâu vào khu vực đồn, khói sương càng dày đặc, nghi ngút bốc lên từ những lèn đá vôi cao chất ngất. Chốc chốc, gặp dốc lớn, xe lại vùn vụt lao xuống, dù đã cố hãm bằng cả phanh và số. Các bản nơi hiện giờ người Rục, người Sách cư ngụ, đều dựa lưng vào khu rừng vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Anh Lê Quang Hà, chính trị viên đồn biên phòng 585, khi thấy chúng tôi vào, vui như gặp lại người quen, hồ hởi bảo: “Đường như thế, với anh em là dễ đi hơn nhiều so với những ngày nước ngập. Bữa nớ, toàn bộ khu vực trũng phía dưới đều nằm sâu dưới nước đến cả mét. Anh em chỉ còn cách dùng thuyền hoặc chăng dây qua suối để đi.”
Anh Hà kể lại, ngày 2/10, toàn bộ khu vực phía Tây tỉnh Quảng Bình bắt đầu chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. Rừng Thượng Hóa trở mình, gió hun hút như bão lớn. Mưa cũng rơi không ngừng. Ngồi trong đồn Cà Xèng, anh em bộ đội lòng nóng như lửa đốt. Bà con người Rục, người Sách vốn đã muôn đời khó khăn, nếu gặp lũ sẽ càng khổ hơn nữa.
"Ngay lập tức, anh em chúng tôi phân công nhau chia xuống địa bàn các xã để cùng ăn, cùng ở với bà con. Chỉ cần có lũ, anh em sẽ lập tức ứng phó," anh Hà nhớ lại.
Đến đêm 4/10, mưa mỗi lúc một lớn. Ba bản người Rục lại nằm sâu trong lòng chảo lớn của rừng đệm Phong Nha. Bởi vậy, chẳng mấy chốc, nước ùng ục từ trên những lèn đá vôi trào thẳng xuống. Ngay trong đêm, nhiều khu vực của bản Mò Ô Ồ Ồ đã chìm sâu hàng mét dưới mặt nước.
Nhớ lại giờ phút ấy, đại úy Bùi Đức Sử, cán bộ đồn 585 vẫn chưa hết bàng hoàng.
"Nước từ những dốc đổ xói thẳng vào mấy bản phía thung lũng. Mấy căn nhà nhỏ cứ rung lên bần bật," đại úy Sử bồi hồi.
Mặc dù trước đó toàn đội đã tỏa đi từng nhà vận động bà con khẩn cấp di tản trước khi lũ về, nhưng không ít bà con cho rằng, "từ nớ, chưa có đợt lũ nào dâng tới quá bậc thềm." Bởi vậy, cũng có nhiều gia đình vận động thế nào cũng không chịu đi.
Anh Sử vẫn nhớ như in hình ảnh một gia đình suýt bị lũ dữ nuốt chửng. Đêm hôm ấy, đang làm công tác, anh nhận được tin có một hộ ở thôn Hát, Thượng Hóa, đang bị cô lập trong biển nước. Ngay lập tức, một mình chèo thuyền trong đêm, đại úy Sử vội lao về phía căn nhà nhỏ.
"Khi đến nơi, tôi chỉ thấy có mấy người đang chới với ngồi trên nóc. Cả nhà ướt như chuột lột. Khi thấy bộ đội đến cứu, bà con hô to: “Sống rồi, sống rồi," anh Sử kể lại.
Cũng trong đêm ấy, một mình đại úy Sử, người Đảng viên gương mẫu của đồn 585, cũng giành giật với thủy thần để cứu được hơn 30 người khác trong thôn.
Chỉ vài ngày sau đó, toàn bộ khu vực xã Thượng Hóa đã ngập trắng trong biển nước. Đứng từ đồn Cà Xèng, điểm cao nhất của xã miền tây Quảng Bình, nhìn xuống anh em biên phòng đau thắt lòng. Vì địa hình trũng nên nước vào sẽ không có đường thoát. Bà con người Rục có nguy cơ đứng trước đợt ngập úng lịch sử. Vấn đề quan trọng nhất lúc này là phải đảm bảo không ai bị đói.
Chính trị viên Lê Quang Hà hồ hởi khoe với chúng tôi, ngay từ trước khi bão vào, anh em trong đồn đã dự trữ sẵn lương thực. Đồng thời, huyện ủy cũng chủ động chuyển 13 tấn gạo đề phòng khi nước dâng. Bởi thế, người Rục trong những ngày bị cô lập có thể thiếu đủ thứ nhưng chưa bao giờ thiếu gạo.
Nhưng anh Hà cũng chẳng giấu những vất vả mà các chiến sỹ đồn 585 đã trải qua để đưa gạo đến tận tay bà con. Chỉ tay xuống dưới dốc, anh Hà bảo, bữa đó chỉ có một số điểm cao như đồn Cà Xèng là ngoi được lên trên biển nước. Có những cột điện cao đến 4, 5 mét cũng hoàn toàn mất dấu.
Để vượt được qua biển nước mênh mông ấy, các chiến sỹ chia nhau thành các đội nhỏ. Mỗi đội một chiếc thuyền độc mộc, chèo đến từng nhà phân phát gạo cứu đói trong những ngày gian khổ.
Ngoạn mục nhất, để vượt qua được những xoáy nước ngầm, anh em buộc phải tự mình lao vào dòng nước, trên người buộc chặt một sợi dây lớn. Đánh vật một hồi với lũ, họ mới sang được phía bờ bên kia. Từ đó, những sợi dây được buộc chặt lại thành những "cây cầu" có một không hai bắc qua dòng lũ lớn. Bà con nếu có việc gì cần vượt qua xoáy ngầm chỉ việc bám vào đó để bơi đi mà không sợ nước cuốn.
Cao Bằn, một nhân chứng được chính anh em biên phòng cứu sống trong rốn lũ Thượng Hóa đến tận bây giờ khi có bất cứ người dưới xuôi nào vào bản đều níu lấy cảm ơn.
"Ơn các cán bộ (người Rục thường gọi những người dưới xuôi lên là cán bộ) to như rừng, như trời. Nếu không có cán bộ, cả nhà tôi đã chết lâu rồi," Cao Bằn hổn hển.
Hôm ấy, vợ chồng lão Bằn đang làm rẫy trên nương thì mây đen ùn ùn kéo về. Thế rồi, mưa như trút nước suốt nửa ngày chẳng ngớt. Chẳng mấy chốc, nước đã kéo sát vào cửa hang. Mấy người ngồi trong đó, lòng cứ ngay ngáy lo phải bỏ mạng trên núi đá.
Đúng lúc hy vọng tưởng đã hết thì một đoàn cán bộ xã và bộ đội biên phòng đồn 585 vượt nước lên đến nơi.
Thiếu úy Trần Công Lương vẫn nhớ quãng đường 10 km vào hang Ma Ma Cà Tắp, đường vào đó rất xa, anh em phải gắng gượng chèo mỏi nhừ cả hai vai, tay tê buốt, thậm lòng bàn tay ngấm nước da bong tróc từng mảng.
Vào tới hang, anh thấy vợ chồng ông Cao Bằn mặt tái mét, quần áo ướt sũng, đang ôm đứa bé người nhợt nhạt vì lên cơn sốt rét.
Ông Cao Bằn sau khi được cứu, gặp chúng tôi giờ vẫn run run nước mắt cảm ơn cứu mạng của bộ đội: “Cả nhà tôi tưởng chết may mà có cán bộ đến cứu nên mới sống được đến ni.”
Trong lũ và sau lũ, mặc dù bị chia cắt với thế giới bên ngoài gần một tháng nhưng chưa lúc nào người Rục thiếu đói, thiếu tình cảm và sự sẻ chia của những người anh em Kinh thân thuộc. Ngồi lặng yên trong căn phòng trống thênh thang, anh Lượng chỉ tay về phía khoảng đất 10 ha mà các chiến sỹ đã dày công chuẩn bị cho vụ mùa đầu tiên của bản. Anh bảo, chỉ nay mai thôi, đồng bào người Rục, người Sách sẽ lần đầu tiên biết đến cái nương, cái ruộng. Và, một cuộc sống mới sẽ hồi sinh trên mảnh đất cực Tây Quảng Bình ấy./.
PV (Vietnam+)