Những người ăn uống theo phong cách ẩm thực Nhật như thường xuyên ăn rau, sản phẩm từ đậu nành, hoa quả, rong biển, tần suất xuất hiện chứng trầm cảm giảm nhiều.
Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu y tế quốc tế Nhật Bản.
Để chứng minh cho kết luận trên các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát theo hình thức phiếu điều tra đối với 521 công nhân độ tuổi từ 21 đến 67, nội dung chủ yếu liên quan đến tình trạng ẩm thực của họ trong thời gian một tháng và sự xuất hiện triệu chứng trầm cảm.
Các nhà khoa học phân loại thói quen ẩm thực của đối tượng điều tra thành ba hình thức gồm ẩm thực phong cách Nhật Bản, ăn nhiều thịt động vật và ăn sáng theo phong cách phương tây chủ yếu là bánh mì.
Trên cơ sở đó, các nhà khoa học phân khuynh hướng ẩm thực của các đối tượng điều tra thành ba cấp độ mạnh, vừa và yếu.
Kết quả phát hiện, nhóm người có thói quen ẩm thực cấp độ mạnh, nghĩa là theo phong cách Nhật Bản, có tần số xuất hiện triệu chứng trầm cảm thấp hơn 44% so với những người có khuynh hướng ẩm thực yếu, tức ăn sáng theo phong cách phương Tây.
Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa phát hiện mối quan hệ rõ nét về mức độ khuynh hướng ẩm thực mạnh và yếu giữa những người có thói quen ăn nhiều thịt động vật và ăn sáng theo phong cách phương tây chủ yếu là bánh mì.
Nhà khoa học Goushangzhe thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, kết quả trên chưa cho thấy rõ mối quan hệ giữa chứng trầm cảm và mức độ nạp dinh dưỡng.
Vấn đề then chốt chính là hình thức ẩm thực, bởi vì những người xuất hiện chứng trầm cảm nhiều khả năng là do ăn uống bất hợp lý, vì thế ẩm thực theo phong cách Nhật Bản có thể phát huy tác dụng trong dự phòng chứng trầm cảm./.
Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu y tế quốc tế Nhật Bản.
Để chứng minh cho kết luận trên các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát theo hình thức phiếu điều tra đối với 521 công nhân độ tuổi từ 21 đến 67, nội dung chủ yếu liên quan đến tình trạng ẩm thực của họ trong thời gian một tháng và sự xuất hiện triệu chứng trầm cảm.
Các nhà khoa học phân loại thói quen ẩm thực của đối tượng điều tra thành ba hình thức gồm ẩm thực phong cách Nhật Bản, ăn nhiều thịt động vật và ăn sáng theo phong cách phương tây chủ yếu là bánh mì.
Trên cơ sở đó, các nhà khoa học phân khuynh hướng ẩm thực của các đối tượng điều tra thành ba cấp độ mạnh, vừa và yếu.
Kết quả phát hiện, nhóm người có thói quen ẩm thực cấp độ mạnh, nghĩa là theo phong cách Nhật Bản, có tần số xuất hiện triệu chứng trầm cảm thấp hơn 44% so với những người có khuynh hướng ẩm thực yếu, tức ăn sáng theo phong cách phương Tây.
Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa phát hiện mối quan hệ rõ nét về mức độ khuynh hướng ẩm thực mạnh và yếu giữa những người có thói quen ăn nhiều thịt động vật và ăn sáng theo phong cách phương tây chủ yếu là bánh mì.
Nhà khoa học Goushangzhe thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, kết quả trên chưa cho thấy rõ mối quan hệ giữa chứng trầm cảm và mức độ nạp dinh dưỡng.
Vấn đề then chốt chính là hình thức ẩm thực, bởi vì những người xuất hiện chứng trầm cảm nhiều khả năng là do ăn uống bất hợp lý, vì thế ẩm thực theo phong cách Nhật Bản có thể phát huy tác dụng trong dự phòng chứng trầm cảm./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)