Ngày 21/6, đôi vợ chồng trẻ Monica, 24 tuổi và Kuldeep Singh, 26 tuổi đã bị bắn chết tại căn nhà họ thuê ở khu dân cư Ashok Vihar, khu vực Tây Bắc thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
Có những dấu hiệu chắc chắn cho thấy đây là vụ án giết người “vì danh dự:” anh trai của Monica là Ankit và Mandeep, bạn của anh ta bỏ trốn biệt tích.
“Tội“ duy nhất của đôi vợ chồng đẹp đôi như Monica và Kuldeep Singh là họ “dám” lấy nhau vì tình yêu cho dù không cùng đẳng cấp: Monica thuộc đẳng cấp Gujar, còn chồng chị thuộc đẳng cấp Rajput.
Hai người đã bỏ làng Waziapur, bang Haryana cách đây 4 năm trốn tới Delhi để thoát khỏi sự cấm đoán kỳ quái tồn tại từ hàng nghìn năm nay, và để được sống hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên, thật đau đớn khi họ đã không được hưởng lâu dài cuộc sống tự do đó, và bị ngay chính những người thân trong gia đình mình ra tay sát hại.
Trường hợp của Monica và Kuldeep Singh chỉ là một trong số những vụ giết người với động cơ tương tự xảy ra hầu như hàng tuần ở Ấn Độ. Điều nguy hiểm là tình trạng này đang có nguy cơ lan rộng tới cả thành phố Delhi, và xảy ra không chỉ ở những gia đình trình độ dân trí thấp, mà bắt đầu có ở cả những gia đình có học thức. Vụ một nữ nhà báo trẻ, tốt nghiệp Viện thông tin đại chúng Ấn Độ (IIMC) nổi tiếng bị giết ngay trong chính ngôi nhà của cha mẹ cô là một ví dụ điển hình.
“Phán quyết tử hình” các đôi trẻ khác đẳng cấp hoặc cùng dòng họ tự ý lấy nhau thường được thông qua tại một cuộc họp của Khap Panchayat (hội đồng các trưởng lão địa phương) mà báo chí Ấn Độ gọi một cách mỉa mai là các “Tòa án canguru.”
Nhiều người chạy trốn khỏi địa phương vẫn bị bắt về và bị giết mà các gia đình nạn nhân không hề dám phản đối. Thậm chí trong nhiều trường hợp, chính những người thân của các nạn nhân còn tích cực tham gia “thi hành án.”
Mới đây tòa án tối cao Ấn Độ đã lưu ý chính phủ trung ương và chính quyền 8 bang nước này về tình trạng đáng báo động này. Bộ trưởng Luật pháp Veerappa Moily cũng chỉ trích sự vi phạm luật pháp của các Khap Panchayat, và lập kế hoạch ngăn chặn các quyết định tội ác của họ. Tuy nhiên, dư luận Ấn Độ cho rằng tình trạng lạc hậu ở các địa phương sẽ giúp các Khap Panchayat duy trì ảnh hưởng lâu dài ở nước này./.
Có những dấu hiệu chắc chắn cho thấy đây là vụ án giết người “vì danh dự:” anh trai của Monica là Ankit và Mandeep, bạn của anh ta bỏ trốn biệt tích.
“Tội“ duy nhất của đôi vợ chồng đẹp đôi như Monica và Kuldeep Singh là họ “dám” lấy nhau vì tình yêu cho dù không cùng đẳng cấp: Monica thuộc đẳng cấp Gujar, còn chồng chị thuộc đẳng cấp Rajput.
Hai người đã bỏ làng Waziapur, bang Haryana cách đây 4 năm trốn tới Delhi để thoát khỏi sự cấm đoán kỳ quái tồn tại từ hàng nghìn năm nay, và để được sống hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên, thật đau đớn khi họ đã không được hưởng lâu dài cuộc sống tự do đó, và bị ngay chính những người thân trong gia đình mình ra tay sát hại.
Trường hợp của Monica và Kuldeep Singh chỉ là một trong số những vụ giết người với động cơ tương tự xảy ra hầu như hàng tuần ở Ấn Độ. Điều nguy hiểm là tình trạng này đang có nguy cơ lan rộng tới cả thành phố Delhi, và xảy ra không chỉ ở những gia đình trình độ dân trí thấp, mà bắt đầu có ở cả những gia đình có học thức. Vụ một nữ nhà báo trẻ, tốt nghiệp Viện thông tin đại chúng Ấn Độ (IIMC) nổi tiếng bị giết ngay trong chính ngôi nhà của cha mẹ cô là một ví dụ điển hình.
“Phán quyết tử hình” các đôi trẻ khác đẳng cấp hoặc cùng dòng họ tự ý lấy nhau thường được thông qua tại một cuộc họp của Khap Panchayat (hội đồng các trưởng lão địa phương) mà báo chí Ấn Độ gọi một cách mỉa mai là các “Tòa án canguru.”
Nhiều người chạy trốn khỏi địa phương vẫn bị bắt về và bị giết mà các gia đình nạn nhân không hề dám phản đối. Thậm chí trong nhiều trường hợp, chính những người thân của các nạn nhân còn tích cực tham gia “thi hành án.”
Mới đây tòa án tối cao Ấn Độ đã lưu ý chính phủ trung ương và chính quyền 8 bang nước này về tình trạng đáng báo động này. Bộ trưởng Luật pháp Veerappa Moily cũng chỉ trích sự vi phạm luật pháp của các Khap Panchayat, và lập kế hoạch ngăn chặn các quyết định tội ác của họ. Tuy nhiên, dư luận Ấn Độ cho rằng tình trạng lạc hậu ở các địa phương sẽ giúp các Khap Panchayat duy trì ảnh hưởng lâu dài ở nước này./.
Phạm Thảo/New Dehli (Vietnam+)